7 sai lầm có thể khiến chỉ số huyết áp không chính xác khi đo

Bạn nên chọn tư thế thoải mái khi đo huyết áp

Nên đo huyết áp vào thời điểm nào trong ngày?

Làm sao để tránh ngất xỉu do huyết áp thấp trong mùa Hè?

Có nên dùng TPCN để giảm huyết áp?

Giảm cân có giúp giảm huyết áp?

Quấn vòng bít thiết bị đo huyết áp không đúng cách

Quấn vòng bít của thiết bị đo huyết áp vào bắp tay không đúng cách có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo. Khi quấn vòng bít, bạn nên xắn tay áo lên và quấn trực tiếp vào tay trần. Nếu không xắn tay áo lên mà quấn vòng bít chồng lên vải áo thì kết quả có thể sai lệch từ 5 đến 50 mm/Hg.
Quấn vòng bít sai cách có thể khiến kết quả đo không chính xác

Chọn kích thước của vòng bít thiết bị đo huyết áp không phù hợp 

Kích thước của vòng bít thiết bị đo huyết áp không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp của bệnh nhân tăng cao. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy chọn kích thước vòng bít sai có thể khiến kết quả đo sai lệch từ 10 đến 40 mm/Hg.

Sử dụng điện thoại khi đo huyết áp

Nên ngừng sử dụng điện thoại trong vài phút để có kết quả đo huyết áp chính xác. Nói chuyện điện thoại hoặc trò chuyện trực tiếp có thể khiến huyết áp tăng hơn 10 mm/Hg so với kết quả thực tế. Để có kết quả chính xác khi đo huyết áp, bạn nên ngồi thư giãn và không nói gì cho đến khi đo xong. 

Hút thuốc và uống rượu trước khi đo huyết áp

Thuốc lá có chứa nicotine có thể làm tăng huyết áp của bạn tạm thời. Vì vậy, không hút thuốc ít nhất 30 phút trước khi kiểm tra huyết áp. Rượu có tác dụng tương tự đối với huyết áp của bạn, vì vậy hãy hạn chế uống rượu 30 phút trước khi thử nghiệm.

Không hút thuốc trước khi đo huyết áp

Ngồi sai tư thế

Tư thế đúng là yếu tố quan trọng để kết quả đo huyết áp chính xác. Nếu đang ngồi để đo huyết áp, bạn nên để tay trên một bề mặt phẳng và cánh tay nên được đặt ngang tim. Huyết áp của bạn có thể cao hơn 10 mm/Hg so với con số thực tế nếu bạn để tay sai tư thế. 

Không đi tiểu trước khi đo huyết áp

Bạn đừng quên đi tiểu trước khi đo huyết áp. Bởi bàng quang đầy có thể khiến huyết áp tăng lên đến 15 mm/Hg. Điều này có thể làm sai lệch kết quả huyết áp và bạn có thể bị chỉ định sai là mắc bệnh. 

Thanh Tú H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng