7 triệu chứng thiếu sắt bạn không nên bỏ qua

Thường xuyên mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu sắt bạn cần chú ý

Cách cải thiện triệu chứng ngứa ngáy do sởi

Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu các dưỡng chất thiết yếu

Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?

Sắt là một trong những yếu tố cấu tạo nên hemoglobin hay còn được gọi là “huyết sắc tố”. Sắt đóng vai trò giúp cho oxy được lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học JAMA Network Open, cho thấy khoảng 29% người trưởng thành tại Mỹ bị thiếu sắt. Nguyên nhân phổ biến của thiếu sắt là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc một số vấn đề liên quan đến chảy máu. Các yếu tố khác như giới tính, lối sống, tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và tuổi tác cũng có thể tăng nguy cơ bị thiếu sắ ở một người.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu sắt bạn nên biết:

Mệt mỏi

Nếu không có đủ sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ một chất trong tế bào hồng cầu giúp chúng vận chuyển oxy đó là hemoglobin. Vì vậy, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến bạn mệt mỏi.

Đau ngực

Những người bị thiếu sắt có thể bị đau ngực, tim đập nhanh và khó thở. Nguyên nhân là vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.

Đau đầu, chóng mặt và choáng váng

Những cơn đau đầu có thể xảy ra khi cơ thể bạn thiếu chất sắt, vì não nhận được ít oxy hơn. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác như chóng mặt, choáng váng và đau nửa đầu.

Tay chân lạnh

Thiếu sắt khiến máu không cung cấp đủ oxy cho các bộ phận cơ thể khiến tay và chân lạnh.

Cảm giác thèm ăn những thứ kỳ lạ

Mức độ thiếu sắt trầm trọng có thể khiến bạn mắc hội chứng bệnh pica (hội chứng ăn bậy). Họ thường thèm ăn những món không phải là thực phẩm như đá, đất sét, bụi bẩn, phấn hoặc giấy.

Chán ăn

Nếu bạn thường xuyên chán ăn hoặc không cảm thấy đói, đó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt.

Da nhợt nhạt

Khi lượng sắt trong cơ thể ở mức thấp, bạn có thể nhận thấy làn da của mình có vẻ nhợt nhạt. Tình trạng này có thể xuất hiện trên khắp cơ thể hoặc có ở một số khu vực như mặt, nướu, bên trong môi, mí mắt dưới và thậm chí cả móng tay.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên thêm các thực phẩm giàu sắt vào để chế ăn uống để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt. Một số thực phẩm giàu sắt gồm thịt gia cầm, thịt lợn, đậu, đậu Hà Lan, hải sản, rau lá sẫm màu, nho khô, mơ, trái cây sấy khô, các loại hạt, mì ống và ngũ cốc. 

 
Lê Tuyết (Theo New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp