7 yếu tố giúp người cao tuổi luôn khỏe mạnh, minh mẫn

Điểm mặt những yếu tố cần loại bỏ để trí não bạn luôn minh mẫn khi về già

Bạn đã thực sự hiểu rõ về sa sút trí tuệ ở người già?

Đái tháo đường, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

1/3 số ca sa sút trí tuệ có thể ngăn chặn nhờ 9 thay đổi này

Muốn không mất trí nhớ khi về già, hãy làm 3 điều dưới đây

Trong công bố này, AHA đã khẳng định rằng, hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho trí óc của bạn minh mẫn hơn so với lứa tuổi.
"Chỉ bằng cách thực hiện 7 bước đơn giản dưới đây (Life’s Simple 7), bạn không chỉ có thể ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo dường mà còn có thể ngăn ngừa suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ", nhà thần kinh - mạch máu học Philip Gorelick - thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
7 yếu tố đơn giản giúp cuộc sống của bạn khỏe mạnh hơn
Theo đó, 7 bước đơn giản để kiểm soát thể chất và trí nhớ mà AHA đưa ra bao gồm:
1. Kiểm soát huyết áp: Giữ chỉ số huyết áp của bạn ở mức ổn định theo lứa tuổi.
2. Kiểm soát cholesterol: Chỉ số cholesterol tăng sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
3. Giữ đường huyết ở mức cho phép bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần. 
4. Hoạt động thể chất vừa với thể chất.
5. Ăn uống lành mạnh.
6. Giảm cân - Đưa cân nặng về mức khuyến cáo bằng cách tập luyện và kiểm soát chế độ ăn.
7. Không hút hoặc bỏ thuốc lá.
Theo đó, với 7 bước này, một người trên 60 tuổi có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe thể chất và cải thiện trí nhớ. Cũng để đưa ra kết quả này, nhóm nghiên cứu không chỉ tổng hợp từ 182 nghiên cứu trước đó mà còn thử nghiệm trên những người tình nguyện trong 2 năm. Các chỉ số về thể chất và trí não của những người tình nguyện áp dụng 7 bước đơn giản được cải thiện hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng.
Nhưng, thế nào là một bộ não khỏe mạnh? Theo bài viết được Philip Gorelick đăng trong tạp chí Stroke của AHA , bộ não được cho là khỏe mạnh là khi, nó có thể chú ý, giải quyết vấn đề, giao tiếp, ra quyết định và điều tiết cảm xúc. Trong bài viết này, Philip Gorelick cũng khuyên rằng, từ khi còn nhỏ, mỗi người nên bắt đầu hướng tới một bộ não khỏe mạnh bởi vì các động mạch bị hẹp dẫn đến suy tim và các vấn đề khác có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Tham gia cách hoạt động xã hội giúp người cao tuổi giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Gorelick cũng cho biết: "Các nghiên cứu đang được tiến hành tìm hiểu thêm cơ chế tác động giữa trái tim khỏe mạnh mà trí óc minh mẫn trong suốt cuộc đời".
Duy trì sức khoẻ trí não hiện nay đang rất được quan tâm, đặc biệt là khi các trường hợp mất trí nhớ trên toàn cầu đang tăng nhanh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay, có khoảng 47 triệu người sống với căn bệnh Alzheimer và các hình thức sa sút trí tuệ khác, và con số này dự kiến ​​gần gấp ba vào năm 2050. Trong quá khứ, các chuyên gia tin rằng bệnh Alzheimer và đột quỵ không liên quan đến nhau, nhưng niềm tin này đã thay đổi kể từ đó.
Ngoài 7 bước được khuyến nghị, các tác giả của khuyến cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm theo các hướng dẫn trước đây, ví dụ như tham gia vào các hoạt động xã hội để duy trì sức khoẻ trí não. Những gợi ý khác của trường Y Harvard để giữ cho tâm trí của bạn trở nên sắc nét, bao gồm: Liên tục học tập, sử dụng tất cả các giác quan của bạn, tin vào chính mình, lặp lại những gì bạn muốn biết, nghiên cứu thông tin phức tạp và sử dụng các từ viết tắt như một cách để nhớ danh sách...
7 bước hướng dẫn này được đăng tải trên tạp chí Stroke của AHA.
PV H+ (Theo Medical daily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già