8 cách để kiểm soát tốt hơn bệnh đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường type 2 có chữa khỏi được không?

Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khiến con dễ bị đái tháo đường sau này?

6 thay đổi trong chế độ ăn giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2

Các loại rau củ, thảo dược tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Hỏi bác sỹ của bạn về việc giảm cân

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường type 2 vì nó liên quan đến tình trạng kháng insulin. Tình trạng kháng insulin xảy ra khi cơ thể bạn không thể sử dụng hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì vậy, giảm cân có thể giúp giảm lượng đường trong máu của bạn bằng cách giảm đề kháng insulin. Lượng cân nặng cần giảm khác nhau ở từng người và không phải tất cả mọi người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đều được hưởng lợi từ việc giảm cân. Do vậy, bạn luôn phải tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi cố gắng giảm cân nhằm kiểm soát đái tháo đường type 2. 

Nên tham khảo ý kiến bác sỹ về việc giảm cân

Tập trung vào chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng 

Ăn uống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc một số biến chứng do bệnh đái tháo đường type 2 gây ra, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ. Để kiểm soát mức đường huyết, người bị bệnh đái tháo đường phải thường xuyên theo dõi lượng chất bột đường trong khẩu phần ăn của mình, kể cả bữa ăn chính và những món vặt vì những thực phẩm này tác động rất nhiều lên đường huyết.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu bị đái tháo đường type 2, bạn nên tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể chất ít nhất 3 ngày/tuần với thời lượng 40 - 45 phút/lần. Sở dĩ tập thể dục tốt cho người bệnh đái tháo đường vì nó giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Theo các nhà khoa học, tham gia hoạt động thể chất có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Điều này cho phép cơ thể bạn sử dụng glucose và insulin tốt hơn, từ đó nó có thể góp phần làm giảm lượng đường trong máu.

Tập thể dục giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu

Dùng thuốc trị đái tháo đường hoặc liệu pháp insulin theo chỉ định

Không phải tất cả mọi người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần dùng thuốc hoặc liệu pháp insulin, nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ lượng đường trong máu thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc dùng thuốc. Khi sử dụng thuốc, bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ. Tự ý dừng thuốc có thể khiến bạn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên 

Làm theo lời khuyên của bác sỹ về tần suất kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Mặc dù các triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc thấp có thể cung cấp cho bạn manh mối tiềm năng về những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn, nhưng thực tế kiểm tra lượng đường trong máu là cách duy nhất để biết bệnh của bạn đang diễn biến thế nào. 

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết định kỳ

Nếu bạn hút thuốc, hãy lên kế hoạch cai thuốc

Hút thuốc có hại cho sức khỏe, đặc biệt nếu bạn bị đái tháo đường. Đái tháo đường type 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như bệnh tim và đột quỵ. Hút thuốc lá có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp do đó nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm vào đó, hút thuốc lá cũng có thể làm suy yếu các mạch máu ở chân và khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng chân. 

Hạn chế uống rượu bia

Uống rượu bia có thể khiến đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Do vậy, bạn nên hạn chế uống rượu bia. Thêm vào đó, uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn khó có thể kiên trì với những thói quen lành mạnh giúp kiểm soát đái tháo đường như kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hoặc ăn các thực phẩm khiến đường huyết tăng. 

Uống rượu bia có thể khiến đường huyết tăng cao

Đến gặp bác sỹ định kỳ 

Người bệnh đái tháo đường type 2 nên thăm khám bác sỹ định kỳ để có thể được theo dõi bệnh và phát hiện sớm các biến chứng đái tháo đường. 

Thanh Tú H+ (Theo Self)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết