Ngoài mơ thấy ác mộng, tiếng ồn… còn có lý do nào khiến bạn thức giấc giữa đêm?
7 cách đơn giản, không tốn kém để có giấc ngủ ngon
Run chân tay do rối loạn giấc ngủ chữa trị thế nào?
8 thói quen hàng ngày đang phá hỏng giấc ngủ của bạn
Bổ sung 8 dưỡng chất này để có giấc ngủ ngon, ngủ say giấc hơn
Dưới đây là 9 nguyên nhân bạn hay bị thức giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại:
Eczema (chàm, viêm da cơ địa)
Người bị eczema thường hay thấy ngứa da, rát da rất khó chịu, từ đó ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Theo TS.BS. Jonathan Silverberg từ Đại học Northwestern (Mỹ): “Bệnh eczema có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh”.
Theo đó, bệnh eczema có thể gây ra những thay đổi trong hệ miễn dịch, gây ra các phản ứng viêm cản trở giấc ngủ. Các cơn ngứa da thường trở nên nghiêm trọng hơn về đêm, khiến người bệnh không thể ngủ ngon hoặc hay bị thức giấc giữa đêm.
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên hay hội chứng chân không nghỉ (restless legs syndrome) là tình trạng bồn chồn, khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống, làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển để thấy thoải mái hơn. Các triệu chứng rối loạn vận động thường ảnh hưởng nhiều về đêm, khiến bạn bị thức giấc và ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ.
Hội chứng chân không yên khiến bạn dễ thức giấc, khó ngủ trở lại
Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng, việc dùng các loại thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng có thể khiến các triệu chứng hội chứng chân không yên trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh của mình để có hướng xử lý phù hợp.
Phòng ngủ quá nóng
Nhiệt độ phòng ngủ có thể ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Thông thường, bạn sẽ cần hạ thân nhiệt đôi chút để bắt đầu đi vào giấc ngủ. Do đó, nếu nhiệt độ phòng quá cao, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để bắt đầu ngủ, dễ bị thức giấc giữa đêm.
Đệm quá cứng
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chọn lựa một chiếc đệm phù hợp với cơ thể là rất quan trọng, giúp nâng đỡ đầu, cổ và vai hiệu quả hơn. Chiếc đệm quá cứng có thể gây ra nhiều áp lực cho hông, vai và lưng dưới, khiến bạn hay phải xoay người, trở mình nhiều hơn để tìm được tư thế nằm ngủ thoải mái. Điều này có thể khiến bạn thường hay bị thức giấc giữa đêm.
Đệm quá cứng cũng khiến bạn khó ngủ, hay bị thức giấc giữa đêm
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ, xảy ra khi người bệnh có nhiều cơn ngưng thở hoàn toàn trong khi ngủ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Với người bị ngưng thở khi ngủ, các cơ ở phía sau cổ họng có thể giãn ra quá mức, gây chặn đường thở. Ngưng thở khi ngủ thường đi kèm với các tiếng ngáy to.
Khi đường thở bị chặn, não bộ sẽ nhận được tín hiệu và đánh thức bạn. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong đêm, khiến bạn khó có được giấc ngủ sâu, thoải mái.
Căng thẳng, stress quá mức
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục đều đặn hơn, ít nhất là đi bộ khoảng 10 phút trong giờ nghỉ trưa, sau khi ăn tối… để giữ tinh thần thoải mái, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tiểu đêm
Tiểu đêm cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ, khiến bạn hay bị thức giấc giữa đêm. Nếu tình trạng tiểu đêm không phải do bạn uống nhiều nước trước khi ngủ, hãy cẩn thận với các bệnh lý khác như đái tháo đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Uống đồ uống có cồn trước khi ngủ
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, uống rượu bia trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Các chuyên gia cho rằng, uống nhiều rượu bia khiến bạn dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn ngủ sâu, cắt giảm giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh).
Thông thường, giai đoạn ngủ REM chiếm 20 - 25% thời lượng ngủ. Đây là giai đoạn ngủ quan trọng giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và khả năng vận động của bạn trong suốt cả ngày. Do đó, uống nhiều rượu bia trước khi ngủ có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.
Dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể làm đảo lộn giấc ngủ của bạn. Nguyên nhân là bởi ánh sáng xanh phát ra từ màn hình TV, điện thoại, máy tính… có thể khiến não lầm tưởng là ánh sáng ban ngày.
Điều này có thể ức chế sản sinh melatonin, hormone điều chỉnh nhịp sinh học, thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên trong cơ thể. Do đó, bạn sẽ thấy khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm khi dùng nhiều các thiết bị điện tử vào buổi đêm.
Bình luận của bạn