9 yếu tố có thể làm hỏng dây thanh quản của bạn

Viêm thanh quản có thể dẫn đến ho không kiểm soát và khản giọng

Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm thanh quản

5 biện pháp đơn giản giúp giảm triệu chứng viêm thanh quản

Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản dùng TPCN Tiêu Khiết Thanh bao lâu?

Phân biệt viêm thanh quản và viêm phế quản

Dưới đây là các yếu tố có thể làm tổn thương dây thanh âm, gây ra những bất thường về giọng nói.

Hút thuốc

Thói quen này có thể gây khô và kích thích cổ họng. Hút thuốc trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến sự phát triển của khối u trong dây thanh. Cả khối u lành tính và ác tính đều có thể gây ra mất giọng nói. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PeerJ, những người hút thuốc có nhiều khả năng bị rối loạn giọng nói hơn những người không bao giờ hút thuốc. Hút thuốc cũng có thể dẫn đến sự tích tụ đờm trong đường hô hấp, ngay cả việc hút thuốc thụ động cũng gây ra tác hại không kém.

Hút thuốc lá có thể gây mất giọng nói

Rượu

Uống rượu có thể khiến cho cổ họng của bạn bị khô do mất nước. Điều này có thể ảnh hưởng đến giọng nói, khiến bạn bị khản giọng. Nếu tiếp tục uống rượu trong thời gian dài, nó có thể làm cho dây thanh âm bị tê liệt. 

Sử dụng giọng nói quá nhiều

Những người phải sử dụng giọng nói quá nhiều như ca sỹ, giáo viên, phát thanh viên... có thể bị khản giọng và gặp những thay đổi đáng kể trong giọng nói. Khi dây thanh âm bị lạm dụng quá mức nó có thể làm tăng trưởng polyp, hạt xơ, u nang. Lạm dụng quá mức giọng nói có thể gây tổn thương nghiêm trọng dây thanh âm, đôi khi phải can thiệp phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bạn có thể bị mất giọng nói.

Sử dụng giọng nói quá nhiều có thể gây mất giọng

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường gặp ở đàn ông nhiều hơn ở phụ nữ. Đây có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với dây thanh âm. Bởi vậy, để hạn chế nguy cơ này, hãy tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: Hút thuốc, uống nhiều rượu, vệ sinh răng miệng kém và nhiễm virus papillomavirus...

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh có thể dẫn tới viêm họng, làm dây thanh quản bị sưng. Tình trạng này khiến người bệnh thường bị khản tiếng. Khản tiếng kéo dài có thể gây ra sự thay đổi vĩnh viễn của giọng nói.

Dị ứng 

Dị ứng dẫn đến sổ mũi có thể làm sưng dây thanh âm. Khi bạn bị dị ứng, chất nhầy di chuyển từ mũi vào cổ họng gây kích thích dây thanh. Ngoài ra, ho và hắng giọng thường xuyên có thể làm căng dây thanh âm. Thêm vào đó, thuốc kháng histamin thường được sử dụng để điều trị dị ứng có thể làm khô chất nhầy trong cổ họng. 

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản có thể dẫn đến ho không kiểm soát và khản giọng. Mặc dù các triệu chứng viêm thanh quản có thể giảm dần theo thời gian, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể bị mất tiếng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thanh quản là: Hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với độc tố trong môi trường, trào ngược acid. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đây là một tình trạng xảy ra khi acid dạ dày thường xuyên chảy vào thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ợ nóng và kích thích dây thanh âm hay cổ họng của bạn. 

Trào ngược dạ dày có thể gây ợ nóng và kích thích dây thanh âm

Thuốc

Các loại thuốc như thuốc nội tiết tố đôi khi có thể phá hủy dây thanh. Thuốc điều trị hen suyễn, thuốc kháng histamin, thuốc trị mụn và thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm dây thanh âm bị khô và khiến chúng bài tiết chất nhầy quá mức. 

Bảo vệ giọng nói của bạn như thế nào?

Hầu hết các vấn đề về giọng nói có thể kiểm soát được nếu chúng ta chú trọng tới việc điều trị nguyên nhân thông qua thay đổi hành vi và lối sống. Hút thuốc và uống rượu là những “tội phạm” khét tiếng nhất đối với giọng nói. Tốt nhất là nên bỏ chúng hoàn toàn. Trào ngược acid thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm. Để kiểm soát tình trạng này, bạn cần tránh các thực phẩm làm tiết nhiều acid như trái cây họ cam quýt, cà chua, tỏi, soda và rượu vang đỏ. Thay vào đó, hãy ăn các thực phẩm chứa vitamin A và vitamin E vì chúng giúp cho lớp màng nhầy niêm mạc ở cổ họng hoạt động bình thường. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược để giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên và cải thiện tình trạng khản giọng, mất tiếng.

Thanh Tú H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh – Dùng cho người bị viêm thanh quản, viêm họng, đau họng…
Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng với thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, viêm họng, đau họng; Hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói. 
Đối tượng sử dụng là người bị viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan, người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…
Cách dùng để phòng ngừa: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên; Để hỗ trợ điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.
XNQC: 00270/2017/ATTP-XNQC
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng