- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Mắc bệnh Alzheimer vẫn có thể tham gia hiến tạng
Điều trị sa sút trí tuệ mạch máu khác gì so với điều trị Alzheimer?
Bổ sung magne có ngừa được mất trí nhớ?
Curcumin có thể phòng bệnh Alzheimer ở người già?
Tuổi thọ của người bệnh Alzheimer theo từng giai đoạn bệnh
BS. Francis Leo Delmonico - chuyên gia thần kinh học của chuyên trang medscape, Hoa Kỳ trả lời:
Bạn thân mến,
Hình thức phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ là bệnh Alzheimer (AD), trong đó bao gồm các bộ phận của não điều khiển suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ bị thoái hóa nghiêm trọng. Hàng triệu người Mỹ bị mắc AD. Bệnh thường bắt đầu sau 60 tuổi và nguy cơ gia tăng theo tuổi, bệnh tiến triển nhanh và có thể gây tử vong sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đây là căn bệnh được bác sỹ Alois Alzheimer phát hiện ra gần 100 năm trước đây khi ông ghi nhận lại những thay đổi trong não bộ của những bệnh nhân đã tử vong vì bệnh tâm thần bao gồm: Các mảng bám beta amyloid và đám rối sợi thần kinh neurofibrillary.
Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer hoặc những người có nguy cơ mắc căn bệnh này không phải bị cấm hiến tạng sau khi chết não. Tuy nhiên, do đặc điểm của căn bệnh này mà bệnh nhân có thể có một số bệnh lý về xơ vữa động mạch tồn tại trong não, ảnh hưởng đến chức năng của nội tạng bụng. Chẳng hạn, xơ vữa động mạch gan, thận có thể khiến cho những tạng này không còn phù hợp cho người cần ghép tạng.
Do đó, trong trường hợp của bạn, việc hiến tạng sẽ trở nên khó khăn hơn. Các bác sỹ sẽ phải xác định xem tạng đó có còn thích hợp hay không trước khi thực hiện ghép cho bệnh nhân cần.
Một số bệnh lý khác cũng có khả năng khiến người mắc không được hiến tạng bao gồm: HIV, khối u não, giang mai. Nhưng những trường hợp này hoàn toàn có thể được phát hiện sớm.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!
Bình luận của bạn