Ăn lẩu đúng cách mới tốt cho sức khoẻ
Ăn lẩu gầu bò giữa trời hè Hà Nội
Hấp dẫn lẩu Chân Đất
Để "ăn Tết" vui và khỏe
Ăn Tết hết lo với mứt, kẹo “của nhà làm được”
Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để có được những cuộc vui trọn vẹn bạn nhé!
Nấu chín thức ăn
Một trong những đặc điểm đặc trưng của lẩu là có nhiều loại thực phẩm sống để nhúng. Tuy nhiên, bạn cần tránh việc ăn tái để không bị nhiễm ký sinh trùng. Sau khi bỏ đồ nhúng, hãy đợi cho nồi lẩu sôi lại một lúc rồi mới bắt đầu thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho cùng lúc nhiều loại nguyên liệu vào nồi lẩu, như vậy sẽ giảm độ ngon của món ăn.
Không ăn quá lâu
Lẩu chỉ ngon khi ăn trong thời gian ngắn, lúc các loại gia vị còn chưa bị bốc hơi hoặc phân huỷ hết. Hơn nữa, khi ăn quá lâu, nhiều loại gia vị có thể biến thành chất độc, gây hại cho sức khoẻ của bạn. Trong trường hợp ăn trong thời gian dài, cần phải thay nước mới.
Ăn từ tốn
Ăn lẩu không nên vội vàng. Thức ăn quá nóng có thể gây tổn thương miệng và niêm mạc thực quản, dẫn đến loét miệng và thực quản, hoặc gây hại cho răng, nướu và gây ra đau răng dị ứng.
Ăn lẩu không thể thiếu rau xanh
Nên có nhiều rau xanh
Nước lẩu thường có nhiều mỡ, vì vậy cần được ăn cùng nhiều loại rau xanh để cân bằng, giúp tiêu mỡ, bổ sung vitamin. Trong lẩu cũng nên có thêm đậu phụ để giúp thanh nhiệt, giải nóng.
Dùng riêng đũa, thìa, nước chấm
Nhiều người ăn lẩu thường có thói quen đưa đũa vào đảo thức ăn trong nồi, đây là một hành động vô tình gây mất vệ sinh trong ăn uống. Hãy dùng một dụng cụ riêng chỉ để nhúng lẩu và không nên dùng chung nước chấm khi ăn món này.
Không nên ăn hàng ngày
Lẩu cho dù có ngon như thế nào cũng không nên ăn liên tục. Chỉ nên ăn tối đa 1 lần/tuần để giúp hệ tiêu hoá giảm tải.
Những lưu ý khác
Người bị dạ dày, lá lách yếu chỉ nên ăn lẩu hải sản, lẩu nấm. Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu có nhiều đạm, đặc biệt là lẩu hải sản. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ cũng cần cân nhắc trước khi ăn lẩu.
Bình luận của bạn