Những thói quen ăn uống giết chết tuổi xuân

Ăn nhiều đồ ăn nhanh khiến bạn mau già

Tuổi teen có nguy cơ mắc các hội chứng ăn uống "khác thường" nào?

Người bị rối loạn mỡ máu nên ăn uống thế nào trong dịp Tết?

“Yêu” nhiều già nhanh

Nhanh... già vì soda!

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng phục hồi của mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể. Theo Tiến sỹ Henry S. Lodge – đồng tác giả của cuốn Younger Next Year: Lão hóa không phải là quá trình thụ động như chúng ta vẫn thường nghĩ và thói quen ăn uống không tốt có thể phá hủy cơ thể mỗi ngày".

Những thói quen ăn uống khiến cơ thể ngày một già nua:

1. Ăn nhiều thực phẩm tiện lợi, đồ chế biến sẵn

Những loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat) để tăng tính ổn định và thời hạn sử dụng của sản phẩm. Các loại thực phẩm này có thể thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm tăng nguy cơ ung thư, đái tháo đường type 2 và ung thư.

Thực phẩm chế biến sẵn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều bệnh tật

Theo một số báo cáo khoa học, có đến 37% những loại thực phẩm được bán trong siêu thị có chứa trans fat, song chỉ 2% sản phẩm có ghi chú về thành phần này.

Để khắc phục, bạn nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm tươi sống, ăn ít các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các bơn, cá mú, hạt lanh, hạt chia, vừng... và các loại thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả, rau họ cải, uống trà xanh.

2. Ăn nhiều đường tinh luyện, chất làm ngọt     

Đường và các loại chất làm ngọt như glucose, dextrosem fructose có thể gây nên tình trạng dư thừa đường trong cơ thể. Dư đường trong chế độ ăn uống có thể gây lão hóa các tế bào theo nhiều cách: Khiến da trở nên kém đàn hồi và nhanh nhăn hơn; Tăng cường quá trình oxy hóa, đẩy nhanh quá trình mất trí nhớ, giảm thị lực, thính lực và khả năng chịu đựng, dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson...

Ăn nhiều đường khiến bạn nhanh lão hóa

Thay vì bổ sung thêm đường tinh luyện vào các loại thực phẩm hàng ngày, bạn có thể thay thế bằng những loại thực phẩm có vị ngọt như mật ong, siro trái cây. Ngoài ra, nên tập thói quen giảm bớt đường trong những món ăn hàng ngày, thêm ít đường vào cà phê, trà và các loại đồ uống khác.

3. Thường xuyên bỏ bữa, chỉ ăn khi cảm thấy đói 

Khi dạ dày trống rỗng sẽ tăng tiết “hormone gây đói” ghrelin, làm tăng cảm giác thèm ăn, khiến bạn dễ bị tăng cân hơn và làm gia tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hóa... Nếu bạn không ăn đủ bữa, cơ thể sẽ tự tiêu thụ lượng glycogen và protein dự trữ, lâu dần gây khô da, hình thành nếp nhăn, dẫn đến thiếu máu.

Ăn uống đúng giờ, đủ bữa để đảm bảo sức khỏe

Hãy ăn uống đúng giờ, đừng chờ đợi cho đến khi bạn cảm thấy đói mới ăn. Để thỏa mãn cơn đói, bạn cũng nên ăn những loại thực phẩm lành mạnh, hài hòa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carb thay vì ăn những loại đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn...


4. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrat tinh chế 

Những loại thực phẩm giàu carb đã qua tinh chế như các loại bánh hay bánh mỳ làm từ bột mỳ trắng, kẹo hay các loại nước ngọt, đồ uống đóng chai... có thể gây biến động lượng đường trong máu, tạo “tiền đề” cho sự kháng insulin – nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường.

Nên cắt giảm thực phẩm giàu carb tinh chế 

Ngoài ra, carb tinh chế cung cấp một lượng calories “rỗng” rất ít và không có giá trị dinh dưỡng khiến cơ thể dễ bị tăng cân. 
Vì vậy, nên chú ý ăn các loại thực phẩm chứa carb chưa qua tinh luyện như các loại rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám... để ngăn ngừa tình trạng này.

5. Ăn nhiều khi cảm thấy căng thẳng

Cortisol – một loại hormone cơ thể sản sinh khi bị stress có hại cho hệ tiêu hóa. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ chuyển lưu thông máu tới chi, não..., làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Thói quen ăn nhiều khi bị stress có thể gây xáo trộn sự cân bằng của các loại vi khuẩn, cản trợ ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12, đồng thời, dễ dẫn đến tình trạng tăng cân không mong muốn cho cơ thể.

Thói quen ăn nhiều khi bị stress nguy hiểm hơn bạn tưởng!

Khi bị stress, bạn nên uống 1 cốc nước và dành ra 15 phút đi bộ để thư giãn. Hãy ăn khi bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng, khi đó cơ thể của bạn sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Ăn nhiều đồ chiên rán

Những loại thực phẩm chiên rán nhiều có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa, gây stress và tăng viêm... Các hợp chất trong cơ thể từ những loại thức ăn chiên rán sẵn sẽ tích tụ trong các mô và da, phá vỡ các protein, collagen, gia tăng nếp nhăn trên da. Ngoài ra, chúng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác như bệnh Alzheimer, bệnh tim, đột quỵ và bệnh loãng xương...

Đồ chiên rán làm gia tăng lão hóa

Vì vậy, khi nấu nướng, nên chế biến các loại thực phẩm bằng cách hầm, om, luộc thay vì chiên rán. Có thể thêm hương vị bằng cách tạo ra các loại sốt cho các món ăn

Thu Hà H+ (Theo Experiencelife.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp