Bà bầu ăn mít: 7 lợi ích và 4 tác dụng phụ

Mít chứa nhiều vitamin A, B, C và kali, tốt cho sức khỏe

Quả mít - trái cây mùa Hè giá rẻ hóa ra lại là siêu thực phẩm tương lai

Ăn mít đúng mùa - vừa khỏe vừa xinh

Lợi ích sức khỏe của mít

Bà bầu uống trà hoa cúc La Mã có an toàn?

Ăn mít khi mang thai có an toàn?

Ăn mít khi mang thai được cho là an toàn, miễn là ăn với lượng vừa phải. Bạn không nên ăn quá nhiều mít vì nó sinh nhiệt, nóng. 

Bà bầu ăn mít có lợi ích gì? 

Mít giàu vitamin B6 và các chất dinh dưỡng khác như kali, và nhiều chất chống oxy hóa khác. Bởi vậy, ăn mít mang lại những lợi ích như dưới đây:

1. Cải thiện khả năng miễn dịch

Mít chứa nhiều vitamin A, B, C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. 

2. Cải thiện tiêu hóa

Táo bón là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến trong thai kỳ. Mít giàu chất xơ, giúp giảm táo bón và cải thiện khả năng tiêu hóa. 

3. Kiểm soát huyết áp

Mít chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Bà bầu ăn mít không chỉ tốt cho mẹ mà còn có lợi cho thai nhi

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Hàm lượng folate và sắt cao có trong mít giúp ngăn ngừa thiếu máu. 

5. Tốt cho xương 

Hàm lượng magne cao trong mít tốt cho hệ xương của cả bà bầu và thai nhi. Khoáng chất này giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. 

Mít có chứa đường tự nhiên (fructose và sucrose) do vậy, ăn mít sẽ giúp tăng cường năng lượng nhanh chóng.

7. Giúp thai nhi phát triển tốt hơn

Vitamin A có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị lực và các tế bào của thai nhi.

Ăn mít khi mang thai có hại gì? 

Ăn một lượng nhỏ mít tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều lại gây hại.

1. Có thể gây dị ứng

Nếu bạn chưa bao giờ ăn mít, mang thai không phải là thời điểm hợp lý để thử nghiệm, bởi có thể bạn sẽ bị dị ứng mít. 

2. Bụng khó chịu 

Ăn quá nhiều mít có thể gây khó tiêu, tiêu chảy vì nó có chứa hàm lượng chất xơ cao. 

3. Đông máu

Nếu bạn bị rối loạn đông máu, bạn nên tránh ăn mít khi mang thai vì nó có thể làm tăng nguy cơ đông máu. 

4. Tăng lượng đường trong máu

Mít chứa hàm lượng đường tự nhiên cao có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bà bầu. Do vậy, bạn nên tránh ăn mít nếu bị đái tháo đường thai kỳ. 

Ăn mít có gây sảy thai không? 

Ăn quá nhiều mít có thể gây hại, nhưng nó không có khả năng gây sảy thai.

Bạn có thể cắt nhỏ mít cho vào sữa chua, trộn với bột yến mạch, sinh tố, hoặc thậm chí là rắc lên kem rất ngon. Bạn cũng có thể trộn mít trong các món salad, hoặc nấu súp, cà ri.
Vân Anh H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng