Bác sỹ kết án tử sai cho hàng trăm bệnh nhân
Sẽ công nhận kết quả giữa các bệnh viện cùng hạng
Xét nghiệm máu phòng “bệnh lạm dụng kháng sinh”
Còn nhiều kết quả xét nghiệm lệch chuẩn
Cần rà soát việc làm lại các xét nghiệm khi khám bệnh
Mới đây, 1 phạm nhân (anh S.) sống chung với kết luận bị nhiễm HIV trong 12 năm bỗng “phát hiện” mình không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này.
Vậy là suốt 10 năm trong trại giam và 2 năm trở về địa phương, người phạm nhân giờ đã là một công dân bình thường ấy luôn bị quản lý” theo diện đối tượng bị nhiễm HIV, bị phân biệt đối xử theo diện đối tượng bị nhiễm HIV.
Sau 12 năm, anh S. mới được xóa tên trong danh sách đối tượng nhiễm HIV, được Sở Y tế Nghệ An gửi công văn về chính quyền địa phương cơ sở (về tận khối xóm) để thông báo tình trạng sức khỏe của anh S. và sự nhầm lẫn hi hữu này…
Nhưng ngoài bị phân biệt đối xử, chắc chắn anh S. đã phải sống trong tâm trạng lo âu, khắc khoải vì “bỗng dưng” bị cho là nhiễm căn bệnh thế kỷ chết người mà ai cũng cho rằng sẽ đóng sập tương lai. Thời gian thi hành án là 10 năm và chắc anh S. đã có lúc không tránh khỏi suy nghĩ : Thế là hết!
Tôi còn nhớ, cũng khoảng 12 năm trước, khi phong trào hiến máu tình nguyện phát triển mạnh trong giới học sinh, sinh viên thì nhiều người bạn của tôi cũng từng phải sống trong những giây phút lo âu không đáng có như thế.
Dạo ấy, những kết quả xét nghiệm của những người hiến máu tình nguyện được gửi về địa chỉ của người hiến máu đăng ký. Với những học sinh, sinh viên thì địa chỉ nhận kết quả thường là địa chỉ trường, lớp.
Và rồi những lời bàn tán bắt đầu rộ lên những lời xì xào: Bạn này bị viêm gan B rồi; Bạn kia bị viêm gan C rồi; Bạn ấy bị… rồi!
Tôi còn nhớ, sau Ngày hội hiến máu của trường tôi, có một nhóm sinh viên buồn bã chẳng thèm ăn uống và cả đêm ngồi nghêu ngao hát ầm ĩ cả ký túc xá. Hỏi ra mới biết, họ buồn vì bị kết luận viêm gan. Mà họ chia sẻ, chẳng biết viêm gan nó tác hại như nào nhưng rơi vào danh sách bệnh truyền nhiễm thì chắc là... xong đời rồi.
Cơ quan y tế chỉ gửi đúng thông báo kết quả xét nghiệm cùng lời hẹn: “Nếu cần tư vấn xin đến… để được hướng dẫn cụ thể” vào một thời gian nào đó. Trong khi đợi đến ngày được tư vấn, tất cả chỉ biết sống trong hoang mang mà không biết rằng tỷ lệ nhiễm viêm gan tại Việt Nam lúc đó là không hề nhỏ và căn bệnh ấy chưa phải là cửa tử.
Đấy là chưa kể có những vụ bị kết luận nhầm khiến chúng tôi - những người tuyên truyền vận động hiến máu phải khó xử với người tình nguyện. Một giải pháp được đưa ra là kiểm tra kỹ kết quả xét nghiệm và mời người thuộc diện “tình nghi” đến kiểm tra và tư vấn lại nhằm tránh sai sót.
Trong vụ việc của anh S. (và còn nhiều bệnh nhân bị kết luận sai ấy), nếu có công tác hậu kiểm thì cái “án tử oan” đã không kéo dài đến thế. Vậy mà người ta lại viện lý do: “Không thuộc sự quản lý của ngành y tế mà thuộc quản lý của công an nên việc kiểm tra, xét nghiệm lại định kỳ khó khăn.
Xin thưa, ngành y tế phải chịu trách nhiệm về những kết luận của mình.
Đã có những người bị cho là dương tính với HIV để rồi sau đó đi xét nghiệm nơi khác lại là âm tính! Tại sao lại có những kết quả khác nhau đến vậy? Vẫn biết kết quả xét nghiệm vẫn có sai số nhưng sai số lớn đến thế thì chỉ biết đổ tại... người bị xét nghiệm ĐEN!
Bình luận của bạn