Nguy cơ sức khỏe từ sương mù mùa Đông

Sương mù cộng với chất gây ô nhiễm không khí tạo thành "sương mù quang hóa" gây nguy hiểm cho sức khỏe

Biện pháp tự nhiên thanh lọc cơ thể, chống lại ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Làm sạch không khí trong nhà bằng 8 loại cây cảnh

Bảo vệ sức khỏe trong những ngày trời mù sương

Sương mù là gì?

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù ở Việt Nam thường có 2 loại: Sương mù bình lưu và sương mù bức xạ.

Đối với khu vực thành thị thường sẽ xuất hiện dạng sương mù hỗn hợp, bao gồm cả hai loại này. Khi nắng lên dạng sương mù hỗn hợp không tan nhanh, gây ra nhiều tác hại với sức khỏe do hơi nước giữ lại những chất gây ô nhiễm trong tầng thấp. Vì vậy, ở các thành phố lớn, sương mù có khả năng ô nhiễm cao hơn so với vùng núi.

Đối với khu vực vùng núi, khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ hình thành sương mù bình lưu. Nơi đây, sương mù có thể xuất hiện quanh năm, do vậy độ ẩm thường cao hơn khiến cho thời tiết ẩm và lạnh.

Sương mù và những mối nguy hại lớn với sức khỏe

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Trong thời tiết nhiều sương mù, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thường tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp với những hội chứng lâm sàng như viêm mũi, sốt, viêm họng, sưng hạch bạch huyết vùng cổ 3 bên. Nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới như viêm phế quản nhỏ, viêm phổi.

Cần đề phòng bệnh hô hấp trong những ngày có sương mù dày đặc

Dù sương mù không mang vi khuẩn, virus nhưng cũng dễ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Lý do bởi sương mù kết hợp với chất ô nhiễm hình thành sương mù quang hóa. Mù quang hóa tồn tại lâu trong không khí làm giảm chức năng phổi, gây dị ứng đường hô hấp… khiến bạn bị thở khò khè, ho, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, hen phế quản.

Ảnh hưởng đến thị lực

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến tầm nhìn, các chất gây ô nhiễm không khí trộn lẫn với sương mù cũng sẽ làm kích ứng màng trong mắt gây nhiễm trùng, khiến mắt bị sưng và tấy đỏ.

Hệ xương khớp

Sương mù xảy ra khi thời tiết giảm sâu thì còn có thể xuất hiện sương muối. Nếu tiếp xúc nhiều với sương muối thì sẽ khiến hệ xương, khớp của người già và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng, dễ làm khớp tê buốt, gây nên những trận đau nhức.

Lây lan bệnh sởi, thủy đậu

Thủy đậu bùng phát mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí tăng cao, mưa phùn

Vào thời điểm giao mùa Đông-Xuân, nhiệt độ giảm thấp trong khi sương mù dày đặc khiến độ ẩm không khí tăng cao, sẽ tạo điều kiện cho sự lây lan một số căn truyền nhiễm như sởi, thủy đậu. Đặc biệt, thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ miễn dịch suy giảm và bạn cũng dễ mắc bệnh hơn.

Ảnh hưởng đến làn da

Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển bám vào tường nhà, đồ dùng sinh hoạt, quần áo mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi mặc quần áo ẩm ướt do sương mù bám vào, bạn dễ bị bệnh da liễu, viêm nhiễm vùng kín.

Làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sương mù?

- Vào những ngày sương mù dày đặc, bạn nên tránh ra đường quá sớm, bởi lúc này ô nhiễm không khí nặng nề hơn. Khi ra ngoài, bạn cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 đạt chuẩn, khẩu trang hoạt tính.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; Vệ sinh nhà cửa và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

- Mặc đủ ấm, lớp ngoài cùng là chống nước để tránh sương xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật. Đặc biệt, bạn cần uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây...

- Phơi quần áo ở nơi thông thoáng, tránh sương mù; Không mặc quần áo ẩm ướt.

Trồng thêm nhiều cây xanh, cây ảnh quanh nhà ở sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí trong nhà.

- Nếu xuất hiện những triệu chứng khó thở, ho, đau mắt, ngứa họng thì bạn cần đi khám bác sỹ sớm. 

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp