Người bị rối loạn nhân cách tránh né rất ngại tiếp xúc với xã hội
Nghệ thuật bình tâm từ củ nghệ
Run do rối loạn lo âu – “Kẻ thù” mới của giới trẻ
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Chớ nhầm là tâm thần
Nguy cơ rối loạn tâm lý tình dục vì dùng tên giả trên mạng xã hội
Rối loạn sinh lý: Hiểu đúng để phòng bệnh đúng
Rối loạn nhân cách tránh né là căn bệnh làm cho người mắc luôn cảm thấy tiêu cực và bị ức chế, cảm thấy mình không xứng đáng và rất nhạy cảm với những lời chỉ trích, từ chối. Bệnh không gây tác hại nghiêm trọng nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp và tương tác với xã hội.
Khoảng 1% dân số hiện nay đang có triệu chứng rối loạn nhân cách tránh né. Các triệu chứng rối loạn hành vi bao gồm.
- Không muốn làm việc trong môi trường đông người hay ngoài xã hội vì sợ những lời chỉ trích hay từ chối. Thường xuyên cảm thấy mình không được hoan nghênh và tưởng tượng mình yếu kém hơn người khác
- Không có lòng tự trọng cao
- Tự cô lập mình với xã hội
Khi ở trong các tình huống giao tiếp trong xã hội, người bị rối loạn nhân cách tránh né rất ngại phát biểu quan điểm vì họ sơ mình nói sai. Họ thường bị đỏ mặt, lắp bắp và cảm thấy rất xấu hổ. Thậm chí họ luôn nhìn những người xung quanh để xem có ai chú ý mình hay không.
Người bị rối loạn nhân cách tránh né rất sợ bị người khác chú ý
Theo chẩn đoán của Hội Tâm thần Mỹ và Thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV), một người được chẩn đoán là mắc rối loạn nhân cách tránh né cần phải thể hiện ít nhất bốn trong số các tiêu chí sau:
- · Tránh các hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến tiếp xúc đáng kể giữa các cá nhân, vì sợ những lời chỉ trích, không tán thành, hoặc từ chối
- · Không sẵn sàng để tham gia với mọi người trừ khi họ là chắc chắn được thích
- · Luôn kiềm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ bị xấu hổ hay bị chê cười
- · Rất quan tâm đến những lời chỉ trích trong các tình huống trong xã hội
- · Cảm thấy khó chịu khi giao tiếp với những người mới
- · Cảm thấy lạc lõng, bản thân mình không hấp dẫn, luôn kém hơn những người xung quanh
- · Miễn cưỡng tham gia các hoạt động mới và luôn cảm thấy lúng túng
Rối loạn nhân cách tránh né thường phát triển sớm từ khi còn là trẻ em hoặc thanh thiếu niên nhưng cực khó để có thể nhận ra người mắc chứng bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do con người trong thời thơ ấu có thể nhút nhát, sợ người lạ, hoặc dễ khóc là một điều rất bình thường.
Họ luôn cảm thấy bị lạc lõng trong các giao tiếp xã hội
Chỉ các bác sỹ tâm thần học giàu kinh nghiệm mới có thể nhận ra những triệu chứng tâm lý bất thường ấy là khởi phát của căn bệnh rối loạn nhân cách tránh né và đưa ra được các phương pháp trị liệu thích hợp.
Tuy nhiên, trước khi điều trị căn bệnh này, các chuyên gia sức khoẻ tâm thần sẽ kiểm tra các triệu chứng bệnh khác như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu có thể người bệnh mắc phải. Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhân cách tránh né khác nhau, nhưng an toàn nhất là trị liệu tâm lý bằng các trò chuyện với bệnh nhân. Các bác sỹ cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc an thần kết hợp.
Với trường hợp bệnh nhân mắc các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác cùng với căn bệnh này, các bác sỹ phải thiết kế phác đồ kết hợp bao gồm liệu pháp của mỗi loại khác nhau.
Các triệu chứng của rối loạn sức khoẻ tâm thần rất khó để phân biệt một cách rõ ràng. Ngay cả các chuyên gia sức khoẻ tâm thần cũng phải mất thời gian khá dài để có thể chẩn đoán một cách rõ ràng cho bệnh nhân và chọn một phương pháp điều trị thích hợp.
- Ám ảnh xã hội: Người bệnh bị lo lắng quá mức trong các tình huống giao tiếp xã hội thông thường.
- Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Người bệnh dựa dẫm quá nhiều vào người khác để tham gia giao tiếp với mọi người
- Rối loạn nhân cách ranh giới: Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực khác nhau trong các mối quan hệ xã hội, hành vi, tâm trạng của mình…
Bình luận của bạn