Dùng bình giữ nhiệt sao cho an toàn?

Bình giữ nhiệt là vật dụng cần thiết cho sinh hoạt trong mùa Đông

Một số nguyên tắc an toàn khi dùng bình nóng lạnh

Mua sắm thực phẩm hữu cơ sao cho thông thái?

Thực phẩm biến đổi gene: Lợi hay hại?

4 điều cần ghi nhớ khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin C và kẽm

Sự ra đời của bình giữ nhiệt, hay phiên bản quen thuộc hơn là phích nước, là nhờ phát minh của nhà khoa học người Scotland James Dewar vào thế kỷ 19. Cơ chế của bình gồm hai lớp, bên trong ngăn cách bởi chân không giúp làm giảm đáng kể sự truyền nhiệt, ngăn ngừa sự thay đổi nhiệt độ.

Ngày nay, bình giữ nhiệt được thiết kế gọn gàng, đẹp mắt hơn hẳn, có thể giữ cả đồ nóng đến nước đá lạnh. Cùng thiết kế đó, trên thị trường còn có bình đựng canh, bộ hộp cơm giữ nhiệt. Với người thường xuyên di chuyển, du lịch, hoặc với nhân viên văn phòng, các sản phẩm giữ nhiệt là vật dụng không thể thiếu trong ngày trời lạnh.

Tuy nhiên, với chất liệu chủ yếu là kim loại (inox), việc sử dụng bình giữ nhiệt, hộp giữ nhiệt có khác biệt so với các dụng cụ đựng đồ ăn, thực phẩm khác. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi dùng bình giữ nhiệt:

Tránh để bình giữ nhiệt bị va đập

Bị va đập, bóp méo làm giảm khả năng giữ nhiệt và độ an toàn của bình

Bị va đập, bóp méo làm giảm khả năng giữ nhiệt và độ an toàn của bình

Một số sản phẩm bình giữ nhiệt kém chất lượng có thể sử dụng thủy ngân hoặc sợi amiang giữa hai lớp inox với mục đích cách nhiệt và giữ nhiệt. Tuy nhiên, đây là những kim loại nặng rất độc hại. Sợi amiang nếu chui vào phế quản có thể gây ra ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác cho sức khỏe con người.

Khi sử dụng bình giữ nhiệt, bạn cần chọn bình còn nguyên vẹn, tránh va đập làm móp, méo thành bình. Thay bình mới ngay khi thấy vị lạ trong nước.

Kiểm tra và vệ sinh nắp, gioăng cao su

 

Để giữ nhiệt tốt hơn, các sản phẩm giữ nhiệt thường đi kèm gioăng cao su hoặc silicone chịu nhiệt. Bộ phận này cần được vệ sinh đều đặn bởi rất dễ tích tụ cặn thực phẩm, dẫn tới mùi hôi hoặc nấm mốc. Ngoài ra, khi nắp hoặc gioăng bị lỏng, bình sẽ không giữ kín hơi, giữ nhiệt kém, hoặc bị chảy nước nóng ra ngoài và gây bỏng cho người dùng. Khi đó, bạn nên thay bình mới để đảm bảo an toàn.

Không đựng sản phẩm có tính acid trong bình

Hầu hết các sản phẩm bình, hộp giữ nhiệt trên thị trường đều được làm bằng inox chống gỉ, an toàn với thực phẩm. Điều này không có nghĩa là sản phẩm có thể sử dụng với mọi thức ăn, đồ uống của bạn mà không lo gỉ sét. Một số loại nước có tính acid như nước cam, đồ muối chua không nên tích vào bình giữ nhiệt. Chúng có thể thúc đẩy quá trình thôi nhiễm kim loại và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi mua bình giữ nhiệt về, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về những thực phẩm "cấm kỵ" với sản phẩm.

Không đựng quá nhiều chất lỏng

Không nên đổ nước hay thức uống đầy sát miệng bình, dễ gây rò rỉ và không đạt hiệu quả giữ nhiệt tốt nhất. Nên để 1 khoảng trống không khí trên mặt bình sẽ cho hiệu quả giữ nhiệt lâu hơn.

Với bình giữ nhiệt chân không (kín hoàn toàn), bạn không nên đổ đầy sản phẩm chứa muối, vitamin hòa tan, sữa, nước trái cây vào bình. Khí tạo ra có thể làm tăng áp suất bên trong và nắp có thể bật ra ngoài gây bỏng và thương tích. Bạn cũng không nên đóng nắp bình giữ nhiệt khi có túi trà lọc bên trong.

Lưu ý an toàn thực phẩm

Thức ăn bảo quản trong hộp giữ nhiệt chỉ nên ăn khi còn nóng, trên 60 độ C

Thức ăn bảo quản trong hộp giữ nhiệt chỉ nên ăn khi còn nóng, trên 60 độ C

Mục tiêu sử dụng bình giữ nhiệt, hộp cơm giữ nhiệt là đồ ăn, thức uống vẫn còn nóng hổi, không bị thay đổi nhiệt độ quá nhiều. Thức ăn bên trong bình cần duy trì trên 60 độ C, nếu không, vi khuẩn có thể sinh sôii trở lại nhanh chóng. Đây là lý do nhiều nhà sản xuất khuyến cáo không dùng bình giữ nhiệt để ủ sữa (vốn rất nhanh hỏng) hoặc thức ăn cho trẻ em.

Thực phẩm trong bình giữ nhiệt nên ăn hết ngay trong ngày, sau khi đã mở nắp bình. Trước khi cho thực phẩm, đồ uống vào bình, bạn cũng cần đảm bảo bình được vệ sinh sạch sẽ. Có thể tráng nước sôi vào bình để làm nóng trước khi đựng đồ ăn.

Vệ sinh bình, hộp giữ nhiệt đúng cách

Vệ sinh bình giữ nhiệt đều đặn sau mỗi lần sử dụng

Vệ sinh bình giữ nhiệt đều đặn sau mỗi lần sử dụng

Không phải bình, hộp giữ nhiệt nào cũng có thể vệ sinh bằng máy rửa bát. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của sản phẩm trước khi vệ sinh, và để đảm bảo an toàn thì nên rửa bằng tay với nước ấm và dung dịch tẩy rửa nhẹ dùng cho nhà bếp. Việc rửa sản phẩm bằng nước sôi để khử trùng không quá cần thiết, thậm chí có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận của bình giữ nhiệt.

Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn để vệ sinh bình giữ nhiệt. Bạn nên rửa bình, hộp giữ nhiệt ngay sau mỗi lần sử dụng, lau khô để ngăn mùi hôi tích tụ. 

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng