Thực phẩm biến đổi gene: Lợi hay hại?

Cây trồng biến đổi gene có ưu thế về năng suất và sản lượng

Cỏ lúa mì và hành trình "không cam chịu" của Ann Wigmore

Ưu nhược điểm của thực phẩm GMO từ góc độ ăn chay

Lời khuyên về dinh dưỡng khi tập thể dục giảm cân

5 thành phần có lợi cho sức khỏe sinh lý

Thực phẩm biến đổi gene là gì?

Thực phẩm biến đổi gene (Genetically modified organism – viết tắt là GMO) được tạo ra bằng kỹ thuật chuyển gene nhằm thêm, bớt hoặc chọn lọc các gene có lợi để chuyển vào sinh vật đích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của những sinh vật này.

Không chỉ có cây trồng biến đổi gene, chúng ta còn có động vật và vi khuẩn biến đổi gene. Tuy nhiên, sản phẩm phổ biến nhất vẫn là cây hoa màu như ngô, khoai tây, đậu nành, bông… để cho năng suất và sản lượng cao hơn. Khả năng là hầu hết thực phẩm bạn ăn hàng ngày đều đã qua biến đổi gene. Tại Mỹ, có tới hơn 90% số ngô và đậu nành được trồng từ các hạt giống đã biến đổi gene.

Thực phẩm biến đổi gene là một trong những thành tựu ưu việt của ngành công nghệ sinh học

Thực phẩm biến đổi gene là một trong những thành tựu ưu việt của ngành công nghệ sinh học

Quá trình biến đổi gene thực chất đã diễn ra hàng nghìn năm qua, từ khi nhân loại biết cách lai giống chéo giữa các loài cây. Ngày nay, các nhà khoa học có thể "đi tắt" bằng cách thay đổi gene và chuyển gene của cây trồng trong các phòng thí nghiệm.

Lợi ích của thực phẩm biến đổi gene

Quá trình biến đổi gene thường chọn lọc các đặc tính như khả năng chịu lạnh, hạn, mặn, khả năng kháng sâu bệnh, giá trị dinh dưỡng của cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, canh tác một số giống cây biến đổi gene không đòi hỏi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu – có lợi cho cả sức khỏe con người lẫn môi trường.

Thực phẩm biến đổi gene nói chung có giá thành rẻ hơn, bởi chúng có sản lượng cao. Người nông dân có thể giảm thiểu nguồn lực (nước, đất và cả thuốc trừ sâu) khi canh tác thực vật biến đổi gene.

Cà chua tím là một ví dụ của thực phẩm biến đổi gene, với hàm lượng anthocyanin cao hơn (sắc tố thực vật tạo màu tím)

Cà chua tím là một ví dụ của thực phẩm biến đổi gene, với hàm lượng anthocyanin cao hơn (sắc tố thực vật tạo màu tím)

Ngoài ra, với công nghệ gene, một số giống cây có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn so với cây truyền thống: Hàm lượng folate, vitamin C hay sắc tố thực vật anthocyanin, beta-carotene

Thực phẩm biến đổi gene có thực sự an toàn?

Tới nay, đã gần 30 năm kể từ khi thực phẩm biến đổi gene đầu tiên - cà chua GMO - được đưa ra thị trường. Thế nhưng, hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận rằng, thực phẩm biến đổi gene có an toàn với sức khỏe con người hay không.

Do thực phẩm GMO có mã gene khác với các sinh vật khác, người ta lo ngại nguy cơ gây dị ứng khi ăn thực phẩm đã qua biến đổi. Ví dụ, giống đậu nành có chứa DNA của hạt hạch có thể nguy hiểm với người có cơ địa dị ứng với hạt. Nhiều nhà khoa học cũng lo ngại rủi ro kháng thuốc kháng sinh, nguy cơ ung thư hay tác động có hại với hệ sinh thái.

Tất cả những băn khoăn này đều chưa có bằng chứng xác thực, và vẫn còn gây tranh cãi trong giới khoa học. Vì thế, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã xây dựng các văn bản quản lý an toàn sinh học đối với GMO, nhằm kiểm soát các nguy cơ và đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm biến đổi gene.

Thực phẩm biến đổi gene là một phát triển mang tính tất yếu của khoa học và sự sống của con người. Với sức ép của dân số và lương thực, cùng với phát triển của khoa học, GMO là "đòn bẩy" giúp tạo ra cây trồng, vật nuôi với năng suất cao hơn và an toàn hơn.

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất