Bảo vệ mắt, giảm mỏi mắt theo Ayurveda

Việc thường xuyên phải dùng các thiết bị điện tử trong thời kỳ dịch bệnh có thể gây hại cho mắt

“Điểm mặt” 7 loại vitamin đặc biệt quan trọng cho mắt

Thói quen đơn giản để có đôi mắt đẹp “vạn người mê”

Quả hồng: Bí quyết cho đôi mắt sáng khỏe

8 thói quen lành mạnh để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn"

Theo bác sỹ Champavathi, một chuyên gia về hệ thống y học Ayurveda (Ấn Độ), dưới đây là một vài tác hại của việc dùng các thiết bị điện tử thường xuyên, cũng như cách bảo vệ mắt, giảm mỏi mắt theo hệ thống Ayurveda.

Sự nguy hiểm của hội chứng thị giác máy tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có từ 50 - 90% những người thường xuyên làm việc trên máy tính gặp phải các triệu chứng của hội chứng thị giác máy tính. Đây là một nhóm bệnh lý mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính thường xuyên từ 2 giờ trở lên mỗi ngày.

Theo đó, việc phải nhìn màn hình các thiết bị điện tử thường xuyên có thể khiến mắt phải tập trung liên tục, gây nhức, mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ… Ngoài ra, ánh sáng xanh, chói, nhấp nháy liên tục từ màn hình các thiết bị điện tử cũng khiến các cơ ở mắt phải làm việc nhiều hơn, gây căng thẳng, mỏi mắt.

Thường xuyên dùng các thiết bị điện tử có thể khiến bạn hay thấy mỏi mắt, khô mắt

Thông thường, một người có thể chớp mắt khoảng 16 - 18 lần/phút. Tuy nhiên, khi sử dụng các thiết bị điện tử, bạn sẽ chỉ chớp mắt khoảng 8 - 10 lần/phút. Mỗi khi chớp mắt, giác mạc sẽ được làm ướt, đồng thời được cung cấp protein và một số dưỡng chất cần thiết khác trong nước mắt. Việc chớp mắt thường xuyên cũng có thể giúp thư giãn điểm vàng - một bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc, chịu trách nhiệm cho tầm nhìn trung tâm.

Thực hành Ayurveda giúp bảo vệ mắt, giảm mỏi mắt

Dùng bàn tay

Kinh nghiệm thực hành Ayurveda này có thể giúp thư giãn cho mắt, tránh việc mắt bị kích thích bởi ánh sáng. Để thực hiện, bạn chỉ cần xoa 2 bàn tay vào nhau để làm ấm lòng bàn tay. Tiếp theo đó, hãy nhắm mắt lại, khum bàn tay và áp lòng bàn tay ấm lên mắt. Việc khum bàn tay sẽ tránh tạo thêm áp lực lên nhãn cầu.

Bạn có thể giữ bàn tay ở tư thế này từ 2 - 3 phút, kết hợp với việc hít thở sâu. Bạn có thể áp dụng cách này mỗi khi thấy mỏi mắt, hoặc thực hiện trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dùng sữa hoặc nước hoa hồng

Để giảm căng thẳng, áp lực cho mắt, bạn có thể dùng một miếng bông hoặc gạc sạch, nhúng vào sữa hoặc nước hoa hồng rồi đắp lên mí mắt trong khoảng 5 phút.

Thực hiện Prana Mudra (thủ ấn của sự sống)

Thực hiện tư thế Prana Mudra cho đôi mắt sáng, khỏe

Thủ ấn (Mudra) là một phương pháp yoga với các động tác trên bàn tay, giúp điều chỉnh dòng năng lượng chảy trong cơ thể, từ đó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Thực hiện Prana Mudra (thủ ấn của sự sống) có thể giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức khỏe của đôi mắt, đồng thời giảm mệt mỏi, kiệt sức.

Để thực hiện tư thế này, bạn có thể ngồi khoanh chân, giữ thẳng lưng, thả lỏng người rồi đặt 2 bàn tay lên đùi. Giữ lòng bàn tay ngửa lên trên, sau đó nhẹ nhàng gập ngón áp út và ngón út, sao cho đầu 2 ngón tay chạm vào đầu ngón cái; Ngón trỏ và ngón giữa vẫn duỗi thẳng.

Bạn có thể giữ tư thế này khoảng 15 phút, kết hợp với việc hít thở sâu để cải thiện thị lực, giảm tình trạng ngứa mắt khi phải thường xuyên dùng các thiết bị điện tử.

Dùng nước mát

Bạn có thể vỗ nước mát lên mặt từ 3 - 5 lần để kích thích mạch máu và các dây thần kinh trên khuôn mặt.

Thay đổi một vài thói quen

Bạn nên bỏ bớt một vài thói quen có thể gây căng thẳng cho mắt một cách không cần thiết. Theo đó, bạn có thể bỏ kính trong khi ăn, hoặc khi gọi điện thoại…

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Theo Ayurveda, các cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng… cũng có thể ảnh hưởng nhiều tới thị lực. Theo đó, khi trải qua các cảm xúc tiêu cực, cơ thể có thể giải phóng adrenaline vào máu, từ đó khiến đồng tử giãn ra và cho phép ánh sáng lọt vào mắt nhiều hơn mức cần thiết.

Do đó, bạn nên chú ý giảm căng thẳng, kiểm soát các cảm xúc tiêu cực để làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng cho mắt.

Một vài lời khuyên khác

- Đọc sách với khoảng cách và ánh sáng thích hợp.

- Không dùng các thiết bị điện tử trong phòng tối.

- Tránh nhìn lâu vào các nguồn sáng quá mạnh, quá gắt.

- Chú ý dùng nước nhỏ mắt thường xuyên nếu thấy mắt bị khô, ngứa.

- Khi mỏi mắt, bạn có thể chuyển tầm nhìn của mình sang những vật có màu xanh lá cây (ví dụ như nhìn vào cây cối).

- Tránh dụi mắt.

- Nên tắm nước ấm thay vì nước quá nóng hay quá lạnh. 

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt