Bảo vệ trẻ khỏi tác động của thời tiết nắng nóng

Tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao tron mùa Hè đặc biệt có hại đối với trẻ em

Podcast: Phòng ngừa sỏi thận mùa nắng nóng

Podcast: Bà bầu cần lưu ý gì để giữ sức khoẻ trong ngày nắng nóng?

Podcast: Cách sử dụng điều hòa cho trẻ trong ngày nắng nóng

Mẹo ngăn ngừa và làm giảm đau nửa đầu trong mùa Hè

KHÔNG BAO GIỜ để trẻ nhỏ trong xe ô tô mà không có người giám sát

Nhiệt độ trong ô tô có thể tăng nhanh trong nắng Hè, ngay cả khi xe đậu trong bóng râm với cửa sổ hé. Do đó, bạn không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở lại ô tô dưới nắng Hè mà không có người lớn dù chỉ là vài phút vì điều đó cực kỳ nguy hiểm.

Mặc quần áo cho trẻ một cách phù hợp

Nên ưu tiên mặc cho bé quần áo sáng màu và có chất liệu sợi tự nhiên nhẹ (như cotton). Tốt nhất, nên đội mũ rộng vành và mặc quần áo rộng che tay, chân khi ra ngoài trời. Mục đích là giúp trẻ mát mẻ và bảo vệ làn da nhạy cảm của chúng khỏi tia tử ngoại có hại từ ánh nắng mặt trời và giữ cho không khí lưu thông. Không khí di chuyển nhẹ nhàng trên da giúp sẽ cơ thể tự làm mát. 

Sử dụng địu em bé thông gió

Địu em bé - giúp trẻ giữ ấm và áp sát vào cơ thể bạn trong những ngày thời tiết lạnh, mát mẻ - nhưng có thể gây tác dụng ngược lại vào mùa Hè. Vì thế, nên sử dụng một chiếc địu làm bằng vải nhẹ, thông khí tốt và theo dõi biểu hiện bên ngoài của bé. Nếu mặt chúng đỏ bừng hoặc có các dấu hiệu kiệt sức vì nóng khác, hãy đưa trẻ ra khỏi địu giúp trẻ mát mẻ và thoải mái hơn.

Đảm bảo cho trẻ luôn đủ nước

Vì không đổ mồ hôi như người lớn nên trẻ sơ sinh trông có vẻ chịu nóng tốt trong khi thực tế là chúng đang gặp khó khăn. Nếu em bé của bạn thở nhanh, bồn chồn hoặc da ấm khi chạm vào, bé có thể đang bị mất nước. Trẻ dưới sáu tháng không nên uống nhiều nước, vì vậy nếu trẻ bị mất nước, bạn nên cho trẻ bú nhiều hơn hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Trẻ thường cần nhiều hơn 50% lượng nước vào ngày nóng so với ngày mát. Ví dụ: nếu bình thường bạn cho bé uống khoảng 600ml sữa, vào ngày nóng con số này nên là 900ml.

Thoa kem chống nắng

Trong hoàn cảnh bé không ở nơi râm mát, cha mẹ nên bôi một lớp kem chống nắng nhẹ lên vùng da hở cho bé. Với trẻ lớn hơn, bạn nên bôi kem chống nắng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Cần lưu ý rằng áo thun cotton trung bình có hệ số chống nắng (SPF) chỉ là 5, vì vậy trẻ nên được bôi kem chống nắng dưới lớp quần áo.

Kem chống nắng giúp bảo vệ trẻ em khỏi tác động có hại từ ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng giúp bảo vệ trẻ em khỏi tác động có hại từ ánh nắng mặt trời.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi trước khi sử dụng kem chống nắng. Cho đến lúc đó tốt nhất là để trẻ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời lâu. 

Cảnh giác với các dấu hiệu kiệt sức vì nóng

Bạn nên chuyển trẻ đến nơi mát hơn nếu trẻ có các triệu chứng kiệt sức vì nóng chẳng hạn như: Cáu kỉnh, thờ ơ; Da của trẻ ấm hơn bình thường; Mặt và cơ thể đỏ bừng; Không quan tâm đến thức ăn hoặc đồ uống. Các dấu hiệu cho thấy tình trạng kiệt sức vì nóng tiến triển cảnh báo trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bao gồm:

- Trẻ buồn ngủ một cách bất thường và khó đánh thức.

- Nôn mửa.

- Da của trẻ chuyển từ ẩm sang rất khô.

Điều trị rôm sảy, cháy nắng

Trong điều kiện nắng Hè, trẻ nhỏ có thể bị rôm sảy (phát ban do nhiệt), là những vết sưng nhỏ màu đỏ mà bạn có thể nhận thấy trên cổ, háng hoặc giữa các nếp gấp da (phía sau đầu gối, bên trong khuỷu tay, v.v.). Để điều trị rôm sảy, hãy cởi bỏ quần áo nặng hoặc dính, thoa phấn rôm trẻ em lên vùng bị ảnh hưởng và mặc quần áo rộng rãi bằng vải cotton.

Nếu trẻ bị cháy nắng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn xả nước mát nhẹ nhàng lên vùng da đó để làm mát và thoa kem dưỡng ẩm. Nếu da bị phồng rộp, đừng nặn vết thương vì điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

 
Trang Hương (Theo Baptist Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ