Bệnh Alzheimer ở nam giới và nữ giới còn có điểm gì khác biệt?
Thói quen ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Thường xuyên uống trà, rượu vang đỏ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?
Chỉ 1 đêm không ngủ có thể làm tăng cao nguy cơ mắc Alzheimer
Thực phẩm bạn nên và không nên ăn để phòng bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer ở nam giới và nữ giới có gì khác biệt?
Nghe có vẻ khó tin nhưng theo TS. Lisa Mosconi, yếu tố nguy cơ chính gây bệnh Alzheimer ở nam giới là cuộc sống độc thân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đàn ông độc thân có nguy cơ bị suy giảm nhận thức cao hơn so với những người kết hôn.
TS. Lisa Mosconi cho rằng, có một mối quan hệ hạnh phúc, bền chặt là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở nam giới. Theo đó, các quý ông có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ từ “một nửa” của mình. Họ có thể đảm bảo bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như giúp tạo động lực cho các quý ông tập thể dục nhiều hơn và cắt giảm những thực phẩm không lành mạnh. Các tác động này rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ.
Đối với phụ nữ, TS. Lisa Mosconi lưu ý rằng yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh Alzheimer là sức khỏe nội tiết, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh. “Với những phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh, não bắt đầu giảm mức năng lượng. Điều này dường như có liên quan với sự hình thành các mảng amyloid, hay các mảng bám Alzheimer trong não”.
Tình trạng giảm mức năng lượng trong não có liên quan tới sự hình thành mảng bám Alzheimer
Trong cơ thể người phụ nữ, các hormone rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Do đó, một khi phụ nữ mất đi những hormone này trong thời kỳ mãn kinh, não sẽ dễ bị tổn thương hơn. Trong khi ở nam giới, lượng testosterone khá ổn định trong suốt cả cuộc đời. Đây cũng là lý do tại sao các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh (thường khoảng năm 45 tuổi trở lên) nên đi khám sức khỏe thường xuyên hơn, xem liệu bạn có cần thực hiện liệu pháp hormone hay không.
TS. Lisa Mosconi cho biết thêm: “Giai đoạn mãn kinh có thể coi là một bước ngoặt trong cuộc đời người phụ nữ. Từ đây, những yếu tố nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh Alzheimer cũng có xu hướng tăng cao hơn. Do đó, bạn nên lên kế hoạch phòng bệnh ngay từ sớm”.
Làm sao phòng ngừa bệnh Alzheimer?
Do yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer hàng đầu ở phụ nữ là sức khỏe nội tiết tố, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống, chế độ ăn uống dưới đây để phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả hơn:
Chế độ ăn Địa Trung Hải:
Chế độ ăn Địa Trung Hải tốt cho cả nữ giới và nam giới. Nguyên nhân là bởi chế độ ăn này tập trung vào các thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, dầu olive và các loại cá béo. Những thực phẩm này có thể cung cấp nhiều acid béo omega-3, đặc biệt là DHA và EPA cho não bộ.
TS. Lisa Mosconi cho biết, chế độ ăn Địa Trung Hải đặc biệt tốt cho phụ nữ. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ theo chế độ ăn này có ít nguy cơ bị suy giảm nhận thức, trầm cảm, bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, ít bị bốc hỏa hơn trong giai đoạn mãn kinh.
Hạn chế tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết:
Các chất gây rối loạn nội tiết (có nhiều trong các loại đồ nhựa) có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hormone estrogen, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và những người trẻ tuổi. Do đó, để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, các chuyên gia khuyên phụ nữ nên hạn chế dùng các loại hộp nhựa để đựng, đặc biệt là để hâm nóng thực phẩm.
Uống cà phê:
TS. Lisa Mosconi khuyên uống 1 - 2 cốc cà phê/ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều hơn mức này bởi bổ sung quá nhiều caffeine có thể gây hại cho trái tim, ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ.
Tập thể dục đều đặn:
TS. Lisa Mosconi cho biết: “Phụ nữ duy trì được thói quen tập thể dục đều đặn ngay từ khi còn trẻ có thể giảm đáng kể nguy cơ sa sút trí tuệ ở độ tuổi từ 70 - 80”. Bạn có thể lựa chọn tập yoga hay đi bộ, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe não bộ.
Bình luận của bạn