- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Thức khuya ảnh hưởng không tốt đến não bộ và thị giác
Chỉ 1 đêm không ngủ có thể làm tăng cao nguy cơ mắc Alzheimer
Làm ngay 5 điều này để có bộ não khỏe mạnh
Lợi ích của việc đọc sách trước khi ngủ
Mất ngủ, khó ngủ nên ăn gì uống gì để ngủ ngon hơn?
Ngủ là việc quan trọng nhất ai cũng phải thực hiện hàng ngày để tái tạo năng lượng cho hôm sau. Khi thức dậy, bạn cảm thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn là minh chứng cho giấc ngủ đạt chất lượng. Ngủ đủ giấc có thể giúp ngăn cản nhiều chứng bệnh và các vấn đề sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 50 triệu người mắc chứng mất trí nhớ có 60-70% mắc bệnh Alzheimer. Đây là quá trình thoái hóa não bộ do các tế bào não hoạt động chậm và chết. Sau nhiều năm có biểu hiện rõ rệt như: giảm sút nhận thức và mất trí nhớ.
Tình trạng này liên quan đến 2 loại protein: Beta amyloid và Tau. Chúng tích tụ tạo thành các mảng bám nằm xung quanh các tế bào thần kinh, gây tổn thương và phá hủy tế bào não - nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer. Theo nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến mức độ beta-amyloid và tau có trong não. Dưới đây là một vài thói quen ngủ không tốt bạn cần thay đổi.
Phụ thuộc vào thuốc ngủ
Uống thuốc ngủ vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Theo Quỹ Nghiên cứu thuốc chữa Alzheimer (The Alzheimer's Drug Discovery Foundation - ADDF) sử dụng benzodiazepin - một dạng thuốc an thần liều cao có thể điều trị chứng lo âu, căng thẳng, mất ngủ nhưng cũng có thể gây ra đãng trí và khó duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
Bạn nên sử dụng thuốc ngủ theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Theo ADDF, chứng ngưng thở - là tình trạng hô hấp bị gián đoạn lặp đi lặp lại khi ngủ, làm giảm oxy trong não, dẫn đến suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ năm 2019: Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều tau trong não, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với người bình thường.
Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến đột tử
Thức trắng đêm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học theo dõi những người thức trắng 36 giờ có lượng protein não tăng 51,5% tau – tác nhân gây bệnh Alzheimer. Protein tau thay đổi về mặt hóa học, nó bắt cặp với các sợi khác tạo thành các đám rối sợi thần kinh trong vùng não liên quan đến suy nghĩ và trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy thấy rằng con chuột được nghỉ ngơi tốt có số tau bằng ½ so với những con chuột bị mất ngủ.
Giấc ngủ không sâu
Theo một nghiên cứu được công bố trên Science Translistic Medicine, nếu bạn không ngủ đủ giấc thì sóng chậm trong não làm tăng mức độ tau. Nếu bạn có biểu hiện: Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, trằn trọc khi tỉnh giấc thì nên cẩn trọng với bệnh Alzheimer.
Sử dụng điện thoại thông minh trước khi ngủ
Sóng điện thoại có thể ảnh hưởng đến chức năng của não bộ
Sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ có thể phá vỡ nhịp sinh học của bạn và điều này có thể dẫn đến Alzheimer. Ánh sáng xanh phát ra từ một thiết bị điện tử tác động não ngừng sản xuất melatonin - hormone đóng vai trò giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ. Để có giấc ngủ sâu vào ban đêm, chúng ta nên hạn chế sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ để não nghỉ ngơi và dành thời gian đứng dưới ánh sáng mặt trời vào ban ngày.
Bình luận của bạn