4 vị trí trên cơ thể có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường

Kiểm tra 4 vị trí trên cơ thể để xác định bệnh đái tháo đường

Ăn chất béo không bão hòa đa giảm nguy cơ đái tháo đường

Những yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 2 mới được phát hiện

Mối liên hệ giữa suy giảm testosterone nam giới và bệnh đái tháo đường

Rối loạn chức năng tình dục do bệnh thần kinh đái tháo đường

Mắt

Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu trong mắt sẽ bị suy yếu. Dần dần, nó làm mờ tầm nhìn của bạn và nếu không được điều trị kịp thời bạn sẽ có thể bị mất thị lực.

Tham khảo ý kiến bác sỹ ngay lập tức nếu bạn bị đau trong mắt mà không rõ lý do. Ngoài ra, nhớ kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần và làm theo những lời khuyên của các bác sỹ để bảo cho đôi mắt luôn sáng khỏe.

Da

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, làn da của bạn sẽ có thể trở nên rất khô và ngứa. Nguyên nhân là do lượng đường huyết cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn.

Phụ nữ có thể sẽ bị viêm âm đạo và herpes sinh dục nếu nhiễm trùng lây lan đến bộ phận sinh dục. Lượng đường trong máu cao cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi và dẫn đến ngứa ở bàn chân và da đầu. Vì thế, ngứa da đầu cũng là một dấu hiệu báo hiệu lượng đường trong máu đang ở mức cao.

Chân

Đái tháo đường ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trên cơ thể

Nếu mắc bệnh đái tháo đường bệnh nhân có thể sẽ dần mất cảm giác ở bàn chân, cùng với việc tiết dầu và mồ hôi cũng bị suy giảm. Những yếu tố này có thể gây áp lực bất thường lên các khớp, xương và da của bàn chân và có thể dẫn đến chấn thương bàn chân. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử và đe dọa đến tính mạng.

Khi bị chấn thương, quá trình chữa bệnh cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường do thiếu nguồn cung cấp máu và hệ thống miễn dịch yếu (bởi lượng đường trong máu không được kiểm soát). Vì thế, hãy đặc biệt chú ý đến đôi chân và kịp thời tham khảo ý kiến các bác sỹ nếu nhận thấy bất kỳ bất thường nào ở bàn chân.

Nướu

Bạn có thể đã biết bệnh đái tháo đường làm giảm sức đề kháng của cơ và cũng làm chậm quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng căn bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn?

Trong một vài trường hợp, viêm loét miệng, chảy máu nướu răng... cũng có thể là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bệnh đái tháo đường. Bệnh làm tăng sâu răng, khô miệng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nướu răng. Lượng đường cao cũng có thể kích thích sự phát triển của loại nấm Candida, loại nấm này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu thường xuyên bị sưng nướu, hay bất bất kỳ vấn đề răng miệng nào thì bạn nên tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu.

Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, TPCN TĐCARE giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết