“Cấp cứu” làn da xấu xí cho người bệnh đái tháo đường

Các bệnh về da liễu là biến chứng phổ biến nhất với tỷ lệ mắc là 1/3

Nên tiêm insulin ở vị trí nào?

Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Nhiều người bệnh đái tháo đường, nhất là nam giới, thường không biết phải xử trí thế nào khi da bị khô, ngứa hoặc nhiễm trùng mãi không khỏi vì chưa bao giờ… làm đẹp. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp đỡ bạn:

Da khô

Ở những người vốn sở hữu làn da “rắn”, bệnh đái tháo đường có thể làm cho da trở nên khô ráp hơn rất nhiều. Đường huyết cao khiến cho người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, kết quả là cơ thể bị mất nước với biểu hiện rõ ràng nhất trên da.

Ngoài ra, da cũng có thể bị khô nếu các dây thần kinh bị trục trặc trong quá trình truyền – nhận tín hiệu giữ cho da mềm và ẩm. Điều này thường xảy ra ở bàn chân – vị trí xa nhất của dây thần kinh so với não, được gọi là bệnh lý thần kinh đái tháo đường. Da khô thường có dấu hiệu đỏ, đau rát, dễ bị các vết thương lâu lành.

Giải pháp cho làn da khô:

- Người bệnh thường phải bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.

- Tránh nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc ngồi trong phòng quá khô (không đủ độ ẩm không khí).

- Chăm sóc da kỹ càng hơn trong mùa hanh khô.

- Phát hiện và điều trị sớm các vết thương hở trên da, tránh lây lan nhiễm trùng.

- Không nên dùng các sản phẩm tạo bọt như sữa tắm, sữa rửa mặt… vì có thể khiến da khô hơn.

Các vết thương nhỏ và nhiễm trùng

Đừng bao giờ coi thường các vết thương nhỏ!

Có thể đối với người khỏe mạnh, một vết xước nhỏ chẳng hề hấn gì, nhưng với người bệnh đái tháo đường, một vết kim châm cũng có thể gây họa lớn.

Giải pháp cho các vết thương nhỏ:

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra kỹ các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là lòng bàn chân, kẽ ngón chân để phát hiện các vết thương hở. Nếu không thể kiểm soát được đường huyết, bạn hãy chú trọng việc chăm sóc vết thương bởi đường huyết cao sẽ kéo theo nguy cơ nhiễm trùng da.

Các loại vi khuẩn và nấm như tụ cần khuẩn, nấm men thường tấn công cơ thể khi đường huyết cao. Khi đường huyết không được kiểm soát, khả năng chống nhiễm trùng của các tế bào miễn dịch cũng yếu hơn.

Bệnh đái tháo đường khiến lưu lượng máu cấp cho da kém đi và vết thương chậm lành hơn. Vì thế, nếu coi thường, một vết thương nhỏ cũng có thể khiến bạn phải “nói lời tạm biệt” với đôi chân (biến chứng cắt cụt chân).

Nếp nhăn

Nếp nhăn có thể xuất hiện nhanh hơn và hằn sâu hơn khi bạn mắc đái tháo đường. Nguyên nhân là làn da bị thiếu nước và không được dưỡng ẩm đầy đủ.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường có thể khiến da mỏng hơn, đôi khi nhìn thấy rõ mạch máu, và các vết đốm trên da.

Giải pháp tốt nhất cho tình trạng này là giữ cho đường huyết ở mức an toàn và dưỡng ẩm cho da đầy đủ.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu