Những điều bạn cần nắm rõ về bệnh hẹp van 2 lá

Hẹp van 2 lá thường xảy ra do sốt thấp khớp, một bệnh nhiễm trùng gây sẹo ở van 2 lá

Hở van 2 lá 3/4, mỡ máu cao đã phải thay van chưa?

Bị nhồi máu cơ tim, đặt stent 1 tháng vẫn mệt có sao không?

Hở van tim, rối loạn chức năng tâm trương có cần phẫu thuật không?

8 dấu hiệu, triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh tim mạch

Hiểu rõ bệnh hẹp van 2 lá sẽ giúp bạn kiểm soát, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là những điều bạn cần biết về căn bệnh này:

Triệu chứng cảnh báo hẹp van 2 lá

Hẹp van 2 lá thường tiến triển dần dần theo thời gian. Do đó, các triệu chứng bệnh cũng có thể xuất hiện dần dần trong suốt nhiều thập kỷ. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám nếu thấy mình có các triệu chứng sau:

- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống.

- Nhanh mệt mỏi khi hoạt động thể chất.

- Sưng phù chân hoặc bàn chân.

- Tim đập nhanh, đánh trống ngực.

- Chóng mặt, choáng ngất.

- Ho ra máu.

- Đau tức ngực, nặng ngực.

Các triệu chứng trên có thể trở nên trầm trọng hơn mỗi khi nhịp tim tăng nhanh (ví dụ như khi tập thể dục), khi mang thai, căng thẳng, nhiễm trùng...

Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo hẹp van 2 lá khi khám sức khỏe cho bạn. Các dấu hiệu này bao gồm:

Bác sỹ có thể nghe thấy tiếng thổi tim nếu bạn bị hẹp van 2 lá

- Có tiếng thổi ở tim.

- Chất lỏng tích tụ trong phổi.

- Rối loạn nhịp tim.

Nguyên nhân gây hẹp van 2 lá

- Sốt thấp khớp: Đây là một biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Sốt thấp khớp có thể gây tổn thương van 2 lá, khiến van dày lên, dính vào nhau.

- Cặn calci: Khi có tuổi, cặn calci có thể tích tụ xung quanh van 2 lá và gây hẹp van 2 lá.

- Các nguyên nhân khác: Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể bị hẹp van 2 lá bẩm sinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp khác có thể bao gồm nhiễm bức xạ, các bệnh tự miễn (như bệnh lupus).

Hẹp van 2 lá có thể gây biến chứng gì?

Giống như nhiều bệnh van tim khác, hẹp van 2 lá có thể làm giảm lưu lượng máu qua các buồng tim, làm tăng áp lực cho trái tim. Nếu không được điều trị phù hợp, hẹp van 2 lá có thể dẫn tới các biến chứng như:

Hẹp van 2 lá có thể gây tăng áp động mạch phổi, suy tim...

- Tăng áp động mạch phổi: Đây là tình trạng áp lực trong các động mạch đưa máu từ tim tới phổi tăng cao. Điều này khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn.

- Suy tim: Van 2 lá bị hẹp có thể gây cản trở lưu thông máu qua các buồng tim. Điều này có thể làm tăng áp lực cho tim và phổi, gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng trong tim. Chất lỏng tích tụ có thể gây áp lực cho nửa bên phải của trái tim, dần dần có thể gây suy tim phải.

Nếu máu trào ngược vào phổi, bạn có thể gặp biến chứng phù phổi gây khó thở, ho ra máu…

- Tim phì đại: Sự tích tụ áp lực trong trái tim có thể khiến các buồng tâm nhĩ (các buồng tim trên) bị phì đại.

- Rung nhĩ: Tâm nhĩ trái bị phì đại có thể dẫn tới tình trạng nhịp tim không không đều. Lúc này, các buồng tim trên có thể đập hỗn loạn và quá nhanh.

- Hình thành cục máu đông: Rung nhĩ không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong các buồng tim trên, bên trái. Các cục máu đông này có thể vỡ ra, di chuyển tới não và gây đột quỵ.

Điều trị hẹp van 2 lá

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sỹ có thể xem xét đưa ra một số hướng điều trị như:

Dùng thuốc

Dùng thuốc Tây y có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hẹp van 2 lá, giúp giảm thiểu áp lực cho tim và ổn định nhịp tim. Các bác sỹ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc như:

- Thuốc lợi tiểu giúp giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể.

- Thuốc chống đông máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

- Thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh calci để làm chậm nhịp tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

- Thuốc chống loạn nhịp tim để điều trị rung nhĩ, các bệnh rối loạn nhịp tim khác.

- Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa tái phát sốt thấp khớp.

Phẫu thuật

Dưới đây là một số lựa chọn sửa chữa hoặc thay thế van giúp điều trị hẹp van 2 lá:

- Nong van 2 lá bằng bóng qua da.

- Cắt mép van 2 lá.

- Thay van 2 lá bằng van tim cơ học hoặc van tim sinh học.

Tuy nhiên, giải pháp can thiệp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi van tim hẹp nặng. Điều trị nội khoa vẫn được ưu tiên hàng đầu nhằm ngăn van tim hẹp nặng hơn. Chính vì vậy, bên cạnh thuốc điều trị thì thay đổi lối sống và sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ tốt cho tim cũng rất cần thiết. Nếu thực hiện tốt, tình trạng hẹp van được kiểm soát, các triệu chứng thuyên giảm và người bệnh sẽ tránh phải thay van.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng, đăng tải trên tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù, đau tim, đau thắt ngực, giảm cholesterol toàn phần trong máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch