Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình
Đường ra nghĩa trang càng gần khi đợt cấp COPD càng nhiều
Mới bị COPD, bỏ thuốc lá có chữa khỏi bệnh không?
Bệnh nhân COPD lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid
Khi nào bệnh nhân COPD cần thở oxy?
COPD được coi như “sát thủ thầm lặng” do bệnh tiến triển một cách thầm lặng, nhiều bệnh nhân không biết mình đang bị bệnh cho đến khi xuất hiện ho nhiều, khó thở, họ mới đi khám thì khi đó bệnh đã ở giai đoạn nặng. Bệnh thường tiến triển nặng lên rất nhanh mỗi khi có đợt cấp do bội nhiễm hoặc tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến bệnh xấu đi một cách đột ngột, xuất hiện các triệu chứng cấp tính làm cho bệnh nhân khó thở nhiều hơn, mức độ ho tăng lên, nhiều đờm hơn và màu sắc đờm thay đổi kéo dài trong nhiều ngày đến nhiều tuần. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của phổi và có thể dẫn đến tử vong.
COPD là bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn, khi bệnh đã được phát hiện sẽ tiếp tục tiến triển nặng dần. Việc điều trị bệnh chỉ có tác dụng giúp làm chậm lại tốc độ phát triển của bệnh. Chính vì vậy, COPD đang ngày càng là một thách thức lớn cho người bệnh và gia đình với gánh nặng về chi phí khám và điều trị cao, đặc biệt là chi phí khi bệnh nhân gặp phải đợt cấp.
COPD là bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn
Tại châu Âu, chi phí điều trị COPD lên đến 40 tỷ euro/năm, tại Singapore, trung bình ước tính mỗi năm một bệnh nhân COPD phải dành ra khoảng 865 USD để trị bệnh, trong đó phần lớn chi phí dùng để trị 2 - 4 đợt cấp của viêm phế quản mạn. Ở Nhật Bản, chi phí điều trị COPD ước tính hàng năm cũng lên tới 6,8 tỷ USD, trong đó điều trị trực tiếp là 5,5 tỷ.
Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai năm 2008 cho thấy, trung bình một bệnh nhân COPD nhập viện do đợt cấp tiêu tốn 7 - 8 triệu đồng cho chi phí trực tiếp liên quan đến thuốc, xét nghiệm… Nếu tính cả chi phí điều trị gián tiếp và chi phí điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thì số tiền sẽ hơn thế nhiều lần và có thể lên tới từ 30 - 50 triệu đồng.
Ngoài áp lực về chi phí điều trị bệnh, COPD còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Sau đợt cấp, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân COPD giảm sút, các triệu chứng nặng thêm, tiến triển bệnh nhanh hơn… khiến bệnh nhân mất dần khả năng lao động.
Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sỹ, tập phục hồi chức năng Hô hấp, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh… Thực hiện tốt điều này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, do đó làm giảm các đợt cấp, giảm số lần nhập viện, giảm thời gian nằm viện và giảm bớt chi phí điều trị.
Bình luận của bạn