Tổn thương phổi do COPD là tổn thương không có khả năng phục hồi
Khi nào bệnh nhân COPD cần thở oxy?
COPD - kẻ giết người lấy cắp hơi thở
Bệnh nhân COPD lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid
Bệnh COPD dễ rủ bệnh gì tới theo?
Nói tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD thì không có nhiều người biết. Tuy nhiên, theo thống kê của Hội Lao phổi và bệnh phổi Việt Nam, có tới hơn 5 triệu người Việt Nam đang mắc căn bệnh đáng sợ này. Cứ 10 người nhập viện thì có ba người là mắc bệnh phổi COPD. Khoa bệnh COPD của bệnh viện Phổi Trung ương luôn trong tình trạng quá tải.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các bệnh gây ra các vấn đề dài hạn đến đường hô hấp. COPD bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính, 2 dạng bệnh lý cũng tương tự như hen suyễn và một số hình thức của chứng giãn phế quản (gây sẹo bất thường trong đường hô hấp không có khả năng phục hồi).
Hầu hết những người bị COPD có cả bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính do sự gia tăng các thiệt hại ở những túi khí trong phổi và viêm đường hô hấp ở phổi. COPD thường gây ra các triệu chứng khó thở như ho, thở khò khè, tăng tiết dịch đờm.
Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ – nguyên Giám đốc Bệnh viện Lao phổi Trung ương, chi phí y tế cho mỗi đợt điều trị cơn COPD cấp phải nhập viện là rất lớn, mỗi lần điều trị có thể tiêu tốn từ 30 – 50 triệu đồng. Nếu bệnh nhân không được kiểm soát tốt, mỗi năm, bệnh nhân có thể phải nhập viện từ 2 – 3 lần. Số lần vào viện càng nhiều tương ứng với “số năm sống còn lại càng ít, đường vào nghĩa trang càng rộng mở thênh thang”.
GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
Còn theo GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, COPD là một trong những căn bệnh tốn kém và nguy hiểm hàng đầu thế giới nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lại hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị được khi được khám sàng lọc kịp thời.
Do đó, bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý cần được khám bệnh sớm. Những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh nên được chăm sóc hợp lý để tránh phải nhập viện. Kiểm soát tốt các cơn COPD cấp vừa giúp bệnh nhân sống lâu hơn với gia đình, vừa giúp hạn chế số tiền phải trả để “nuôi” căn bệnh này.
Bình luận của bạn