Một trong những nỗi lo lớn nhất của cha mẹ là con bị sởi, thủy đậu
Bạn đã biết phân biệt sốt siêu vi, sốt phát ban và sốt xuất huyết?
Điều trị thủy đậu như thế nào cho hiệu quả?
6 biến chứng nguy hiểm thường gặp khi bị thủy đậu
Những sai lầm “tự cổ chí kim” trong phòng và trị bệnh thủy đậu
Bệnh sởi là gì? Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh sởi là một tình trạng nhiễm virus tại hệ hô hấp, do virus paramyxo gây nên. Bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở trẻ em, gây sốt và nổi ban đỏ.
Thủy đậu cũng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, gây ra do virus varicella zoster. Bệnh thường gây sốt nhẹ, phát ban với những nốt mụn ngứa, nếu không được điều trị cẩn thận có thể vỡ ra gây rỗ, sẹo.
Thủy đậu có thể gây ra các các nốt phát ban, mụn nước ngứa ngáy, khó chịu
Cả 2 căn bệnh này đều có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với các dịch lỏng từ người bệnh. Virus có thể lây truyền qua các giọt nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc dùng chung đồ dùng với người bệnh. Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp phân biệt sởi và thủy đậu.
Làm thế nào cha mẹ có thể phân biệt sởi và thủy đậu ở trẻ?
Các nốt phát ban
Với bệnh sởi, các triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. Trẻ có thể bị sốt cao (40oC), ho, viêm họng, sổ mũi, đau mỏi cơ… Đặc biệt, trẻ sẽ xuất hiện các vết phát ban đỏ, đốm trắng nhỏ trên da. Các vết phát ban này có thể xuất hiện ở vùng đầu, sau đó lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể. Vết phát ban có thể xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus và kéo dài tới 7 ngày.
Với bệnh thủy đậu, các triệu chứng chỉ kéo dài từ 10 – 12 ngày, bao gồm: Sốt cao (39oC), đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon. Trẻ cũng xuất hiện các vết phát ban đỏ trên da, kèm theo các vết sưng đỏ/hồng khắp cơ thể.
Trong cả 2 trường hợp, các vết phát ban đỏ đều có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị sởi, các nốt phát ban thường không chứa dịch, mủ… Chính vì vậy trẻ bị sởi thường ít bị ngứa hơn so với khi mắc thủy đậu. Thêm một đặc điểm nữa là khi bị sởi, toàn bộ da của trẻ sẽ bị bao phủ bởi các đốm đỏ, trong khi số lượng đốm phát ban ở trẻ bị thủy đậu thường ít hơn.
Thời gian tiến triển của bệnh
Trẻ bị thủy đậu thường không ốm hay mệt mỏi nhiều mà chỉ cảm thấy đau, ngứa ngáy khó chịu do các nốt phát ban có chứa dịch, mủ. Bệnh thủy đậu thường chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt.
Với trường hợp bệnh sởi, trẻ có thể cảm thấy đau ốm, mệt mỏi lâu hơn (hơn 2 tuần), kể cả khi được điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn