Người trẻ tuổi mắc chứng rối loạn tâm thần có chiều hướng gia tăng
15% dân số Việt Nam… tâm thần?
Thuốc điều trị tâm thần có thể gây chết người
Bệnh tâm thần – Điều trị sớm để có hiệu quả tốt
Rau quả tốt cho sức khỏe tâm thần
Theo các nghiên cứu chuyên khoa về tâm thần, nếu trước đây số người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần ở nước ta chỉ chiếm khoảng 1% dân số thì vài năm trở lại đây, con số này đang có chiều hướng tăng cao và xu hướng trẻ hóa nhanh chóng. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 20% dân số đang mắc 1 trong 10 loại bệnh tâm lý, tâm thần thường gặp như: Trầm cảm, lo âu, loạn hành vi. Đặc biệt trong số các bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần phải vào viện khám và điều trị, tới hơn 45% ở độ tuổi dưới 30.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh hoặc bị tác động, ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường cuộc sống hàng ngày như nghiện game, rượu, ma túy tổng hợp, bị bạo hành, được nuông chiều thái quá… Ngoài ra, do nhiều người ngày càng phải đối mặt với áp lực về kinh tế, công việc, học hành căng thẳng hay biến cố trong đời sống cá nhân như mất người thân, gặp thảm hoạ cũng gây ra những tác động không nhỏ tới tâm trí. Đáng lo hơn, hiện nay số người được chẩn đoán và tự biết mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần chỉ chiếm chưa tới 30%, còn lại không biết và không thừa nhận mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần nên không được chăm sóc và điều trị kịp thời đúng bệnh.
Cuộc sống nhiều áp lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần ở người trẻ tuổi
Vì vậy, để rút ngắn được thời gian điều trị và khả năng khỏi bệnh cao, gia đình cần chú ý quan sát diễn biến của người bệnh, nhận biết những dấu hiệu rối loạn tâm thần nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu sớm giúp nhận biết bệnh nhân bị rối loạn tâm thần:
- Cơ thể đau nhức, giấc ngủ bị rối loạn.
- Sống thu mình, không quan tâm đến những người khác hay các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Các chức năng suy giảm như bỏ chơi thể thao, kết quả học tập giảm sút, hay khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc.
- Có vấn đề với sự tập trung, ghi nhớ, hay tư duy logic và lời nói khó giải thích.
- Tăng nhạy cảm với các cảnh vật, âm thanh, vị giác hay xúc giác, có sự tránh né các tình huống gây kích thích quá mức.
- Sống thờ ơ, vô cảm, không tham gia các hoạt động xã hội.
- Mơ hồ, ảo tưởng, xa rời với môi trường xung quanh, có cảm giác không thực.
- Phóng đại về năng lực cá nhân, tin vào những ảnh hưởng vô lý, tư duy "ma thuật" điển hình của thời thơ ấu ở người lớn.
- Nỗi sợ hãi hay nghi ngờ người khác hoặc có cảm giác lo lắng mạnh mẽ.
- Có những hành vi không điển hình, khác thường, kỳ dị.
- Thay đổi lớn về giấc ngủ và sự thèm ăn hoặc suy giảm trong vệ sinh cá nhân.
- Thay đổi nhanh chóng trong cảm xúc hay tính khí thất thường…
Bình luận của bạn