Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan và thường gặp ở trẻ nhỏ
Nổi mụn nước quanh miệng có phải mắc tay chân miệng không?
Nổi mụn nước quanh miệng có phải mắc tay chân miệng không?
Trẻ bị tay chân miệng dùng xanh methylen có ảnh hưởng gì không?
9 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong những tháng mùa Hè, có một số quốc gia nhiệt đới sẽ còn kéo dài trong suốt giai đoạn giao mùa. Các triệu chứng của tay chân miệng là sốt, xuất hiện những ban đỏ trong lưỡi và miệng, trẻ biếng ăn và thường xuyên quấy khóc. Những nốt ban đỏ cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và ở mông. Mặc dù các nốt ban đỏ không gây ngứa nhưng chúng có thể chuyển dần thành mụn nước. Khi các nốt ban dạng phỏng nước vỡ ra trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Tay chân miệng được gây ra bởi nhiều loại enterovirus, phổ biến nhất là coxsackievirus A16. Con bạn có thể mắc bệnh nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi gần bé, hoặc do bé tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc dịch từ vết mụn nước của bệnh nhân. Đối với một trường hợp mắc bệnh, giai đoạn dễ lây lan nhất là trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường khám phá thế giới xung quanh bằng miệng và tay, do vậy bệnh thường phổ biến ở nhóm trẻ này. Do có nhiều chủng enterovirus khác nhau gây tay chân miệng, nên trẻ có thể bị tay chân miệng nhiều lần. Tuy nhiên, tin tốt là khi trẻ lớn lên hệ miễn dịch hoàn thiện hơn nên ít có nguy cơ mắc bệnh hơn khi còn nhỏ.
Ngoài việc cảm thấy khó chịu do các vết loét ở lưỡi miệng thì trong hầu hết các trường hợp, tay chân miệng không nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh thường bị sốt và đau họng, tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày. Hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày sau khi mắc bệnh mà không cần điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh, trẻ thường quấy khóc khó chịu, do vậy cha mẹ có thể hiện hiện một số biện pháp dưới đây để giảm khó chịu cho con:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Bổ sung đủ nước cho trẻ để hạn chế tình trạng mất nước. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng nước ép cam, quýt cho con vì nó có thể gây kích ứng miệng, loét miệng.
- Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ cho các cùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng
- Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol để giảm sốt và giảm đau cho con. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và cách thức dùng thuốc cho trẻ.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, virus coxsackievirus có thể khiến trẻ mắc bệnh tay chân miệng bị viêm màng não, viêm não và tủy sống. Do vậy, khi trẻ có các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao liên tục, các triệu chứng không giảm sau 7 - 10 ngày thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ ngay.
Để tay chân miệng không lây lan, bạn cần thường xuyên dùng xà phòng để rửa tay cho trẻ cũng như người chăm sóc trẻ. Nên khử trùng tất cả các khu vực chung và để trẻ mắc bệnh ở nhà cho đến khi hết sốt và các nốt mụn nước đã khỏi hoàn toàn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn