Bệnh đái tháo đường ăn gì để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

Cam, chanh, dâu tây là những loại trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường

9 cách phòng ngừa biến chứng thận khi bị đái tháo đường

3 cách ngăn ngừa đái tháo đường type 2 khi bị tiền đái tháo đường

Tảo Spirulina có tác dụng gì mà nhiều người ưa thích đến thế?

Tảo Spirulina có tốt cho người đái tháo đường?

Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) ăn gì cũng đều nguy hiểm, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường cần được đảm bảo nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ mà bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mà không gây nguy hại cho đường huyết của mình.

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt?

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường bổ sung, cholesterol và natri. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, các lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường là rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo, thịt nạc, thịt gia cầm, cá và đậu... Những thực phẩm này giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân, giúp quản lý lượng đường trong máu dễ dàng hơn. Cụ thể là:

Rau lá xanh đậm

Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,... là các loại rau lá xanh cực kỳ bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, sắt, calci, kali... Những thực phẩm giàu năng lượng này cũng cung cấp ít calo và carbohydrate, rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Trong một nghiên cứu, cung cấp thêm lượng vitamin C giúp làm giảm các dấu hiệu viêm và khả năng tăng đường huyết lúc đói cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, bổ sung các loại rau xanh giàu vitamin C giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn.

Ngoài ra, rau xanh còn là nguồn cung cấp chất oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, mắt; Ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể thêm các loại rau này vào các món ăn như salad, súp, hầm, canh,...

Các loại gia vị như quế...

Một nghiên cứu có kiểm soát đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy của Insulin, giảm nồng độ Cholesterol và chất béo trung tính ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Ngoài ra, ở một nghiên cứu khác, những bệnh nhân tiểu đường type 2 dùng quế trong 90 ngày đã giảm hơn 2 lần lượng huyết sắc tố HbA1c so với những bệnh nhân không sử dụng. Tuy nhiên, cần sử dụng quế một cách hợp lý, không quá lạm dụng vì trong quế có thành phần coumarin có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nếu bổ sung ở liều cao hơn.

Trái cây họ cam quýt, dâu tây... 

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như bưởi, cam, chanh, quýt giàu chất xơ, vitamin C, folate, kali... Dâu tây là loại trái cây ít đường, chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Đây là các loại trái cây giúp làm giảm mức cholesterol, cải thiện các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra.

Cá có nhiều acid béo Omega 3 

Các loại cá giàu acid béo không no Omega 3 được gọi chung là “cá béo” – một trong những thực phẩm lành mạnh nhất trên hành tinh. Các loại “cá béo” như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,... rất giàu DHA và EPA thành phần chính trong Omega 3. DHA, EPA giúp bảo vệ các tế bào thành mạch máu, giúp giảm các dấu hiệu viêm cũng như cải thiện chức năng hoạt động của động mạch sau khi ăn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nên sử dụng các món cá nướng thay vì tẩm bột chiên để làm giảm lượng carbohydrate và hạn chế lượng calo được cung cấp thêm. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn cá (chủ yếu là “cá béo”) 2 lần 1 tuần.

Quả hạch và các loại hạt như: Quả bồ đào, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt chia,... 

Các loại quả hạch và hạt cung cấp các chất béo lành mạnh cùng magne, chất xơ, đặc biệt chúng cũng chứa ít carbohydrate. Bổ sung các loại hạt này vào thực đơn cho câu hỏi bệnh tiểu đường ăn gì giúp làm giảm lượng đường huyết và LDL – cholesterol, một loại cholesterol xấu gây tăng khả năng béo phì và mỡ máu.

Trong các loại thực phẩm này, hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chúng rất giàu chất xơ và ít Carbohydrate, giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm hấp thu thức ăn qua ruột.

Các loại ngũ cốc 

Ngũ cốc nguyên chất rất giàu vitamin, khoáng chất như magne, vitamin B, crom, sắt, folate. Các loại ngũ cốc là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường như yến mạch nguyên hạt, lúa mạch nguyên hạt, gạo lứt, hạt kê,....

Hạn chế sử dụng ngũ cốc chế biến như gạo trắng, bột mì trắng, bánh mì trắng hoặc các loại ngũ cốc thêm đường,...

Sữa và sữa chua

Bổ sung sữa và sữa chua vào thực đơn mỗi ngày giúp cung cấp calci, vitamin D xây dựng xương, răng chắc khỏe, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kiểm soát lượng đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các sản phẩm sữa, sữa chua ít chất béo và đường, không sử dụng các loại sữa nguyên chất, sữa chua thông thường.

Xem thêm: Các lưu ý dành cho bệnh nhân tiểu đường


Các lưu ý dành cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate và calo, giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất, để kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường, người bệnh cần chú ý:

Kiểm tra đường huyết và HbA1c thường xuyên 

Đường huyết và HbA1c là 2 yếu tố quan trọng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như hiệu quả kiểm soát bệnh của người bệnh. Thường xuyên kiểm tra đường huyết và chỉ số HbA1c để đảm bảo lượng đường huyết ổn định, không vượt tầm kiểm soát.

Ăn kiêng và tập thể dục

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn cho mình những loại hình vận động cũng như các môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,... không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn giúp cơ thể dẻo dai, bền bỉ, điều chỉnh cân nặng hợp lý, tăng sức đề kháng, từ đó tăng hiệu quả điều trị của bệnh tiểu đường.

Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác

Giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh tiểu đường gây ra.

Sử dụng các loại thảo dược như khổ qua, dây thìa canh, tảo Spirulina... 

Đây là các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết và chỉ số HbA1c cho bệnh nhân tiểu đường. Kết hợp chế độ dùng thuốc với việc sử dụng các loại thảo dược như khổ qua, dây thìa canh, tảo Spirulina giúp tăng khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường, ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Mỹ Phương H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường. 

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết