Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi chất lượng không khí xuống thấp
Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Ngày Viêm phổi Thế giới: Phân biệt viêm phổi do vi khuẩn với viêm phổi do virus
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của phổi
Nghiên cứu phát hiện: Bụi mịn từ giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Vì sao hô hấp của trẻ dễ bị ảnh hưởng khi ô nhiễm không khí?
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ có sức đề kháng chưa hoàn thiện, chưa thích nghi với môi trường xung quanh nên dễ mắc bệnh lý hô hấp và khi mắc dễ bị nặng và dễ tái phát. Điển hình là các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm mũi và viêm đường hô hấp dưới là viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.
Phổi nhạy cảm
Phổi của trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình phát triển cho đến khi bé tròn 6 tuổi. Khi tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí khiến phổi của bé dễ nhạy cảm và bị ảnh hưởng.
Xu hướng thở nhanh
Trẻ nhỏ có xu hướng thở nhanh hơn so với người lớn. Do đó, các chất ô nhiễm trong không khí có cơ hội thâm nhập vào cơ thể bé cao hơn, chúng tích tụ dần trong phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi và sức khỏe tổng thể.
Tác hại của ô nhiễm không khí với hệ hô hấp của trẻ
- Không khí ô nhiễm, bụi đặc biệt là bụi mịn gây kích ứng đường hô hấp trên như hắt xì, ho, chảy nước mũi, viêm mũi.
- Đi sâu vào đường hô hấp dưới, bụi bẩn có thể kích ứng làm trẻ lên cơn hen suyễn, dễ lên cơn đợt cấp với những bệnh nhân bị phổi tắt nghẽn mạn tính, ảnh hưởng đến hoạt động của phổi, trẻ cũng dễ viêm phổi; Trẻ có nguy cơ viêm tiểu phế quản trong đó có nhiều trường hợp phải cấp cứu vì cơ thể trẻ phản ứng với bụi ô nhiễm.
- Với những trường hợp trẻ bị suy hô hấp, trẻ có triệu chứng như khó thở, nhịp thở tăng so với độ tuổi, cánh mũi thở phập phồng, co kéo cơ hô hấp, tím tái ở môi và các đầu chi.
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của trẻ nhỏ khi không khí ô nhiễm
Hạn chế ra đường
Cha mẹ cần theo dõi thông tin thời tiết, vào những ngày chất lượng không khí thấp thì cần hạn chế cho trẻ nhỏ ra ngoài nếu không có công việc thật sự cần thiết, hạn chế cho con di chuyển trong những khung giờ cao điểm.
Đeo khẩu trang
Khi ra đường nên chú ý đeo kính và khẩu trang hoạt tính để chống bụi cho trẻ. Cần giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh.
Đảm bảo không khí trong nhà
Cần giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Trong gia đình có thể sử dụng một số phương tiện để lọc không khí hoặc lắp đặt quạt thông gió. Trồng thêm các loại cây xanh trong nhà để giảm lượng khí CO2.
Đảm bảo dinh dưỡng
Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc cho trẻ uống nhiều nước và các loại nước ép trái cây, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên.
Chú ý: Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu liên quan đến các bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Cha mẹ không nên tự mua thuốc về điều trị cho con mắc bệnh lý hô hấp, mà phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bình luận của bạn