Chú ý khám nha khoa định kỳ nếu bạn đang trong 4 tình trạng này

Một số bệnh mạn tính có thể khiến bệnh răng miệng trở nên tệ hơn

Bí quyết vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa hơi thở có mùi

Nên dùng chỉ nha khoa trước hay sau khi đánh răng?

Mỗi lần đánh răng sử dụng bao nhiêu kem là đủ?

Bàn chải đánh răng dùng bao lâu thì nên thay mới?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa răng miệng và sức khỏe tổng thể. Có nhiều loại vi trùng khác nhau trong miệng của chúng ta có khả năng lây nhiễm và gây ra các bệnh răng miệng từ nhẹ đến nặng. Nếu những vi khuẩn có hại này không được kiểm soát và tiếp tục nhân lên, chúng có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể. Và ngược lại, một số vấn đề sức khỏe hay thể trạng cũng tác động trở lại sức khỏe răng miệng của bạn.

Dưới đây là 4 tình trạng sức khỏe mà bạn cần chú ý đi khám nha khoa định kỳ:

Đang mang thai

Việc mang thai có thể làm trầm trọng thêm một số rối loạn về sức khỏe răng miệng hoặc dẫn đến sự phát triển của những bệnh nha khoa mới. Thai phụ nên khám nha khoa định kỳ trong thời kỳ mang thai để không chỉ kiểm soát và giải quyết các bệnh về răng miệng thông thường mà còn cả các vấn đề răng miệng liên quan đến thai kỳ như viêm nướu, sưng nướu và sâu răng gây khó chịu đau đớn trong thai kỳ.

Bệnh tim

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào máu dễ dàng hơn. Ở người khỏe mạnh, một hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ ngăn được vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, ở một số người có bất thường về tim hoặc các bệnh tim khác, những vi khuẩn từ răng miệng này có thể xâm nhập vào máu và dẫn đến các vấn đề về tim như viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (nhiễm trùng của màng ngoài tim), thậm chí có thể gây viêm màng trong của tim.

Dù bạn có đang dùng thuốc hay không, thói quen duy trì sức khỏe răng miệng tốt, khám nha khoa thường xuyên là cách giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tránh các tác động tiêu cực đến tim.

Bệnh đái tháo đường

Hôi miệng có thể được gây ra ở bệnh nhân đái tháo đường

Hôi miệng có thể được gây ra ở bệnh nhân đái tháo đường

Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả răng, nướu và các vấn đề khô miệng, hôi miệng, tưa miệng, vết thương lâu lành, thay đổi khẩu vị. Ngược lại, sức khỏe răng miệng kém cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bệnh đái đường. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên thăm khám nha sĩ thường xuyên.

Phản ứng miễn dịch yếu

Thể trạng, các loại bệnh nền có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể, khiến hệ miễn dịch bị tổn thương. Người có miễn dịch yếu nên hạn chế tiếp xúc với những bề mặt có nguy cơ cao nhiễm vi trùng và hạn chế các không gian công cộng. Đối với nha khoa, hệ miễn dịch yếu có thể không đủ khả năng chống lại vi khuẩn có hại trong miệng, bệnh răng miệng không những không thuyên giảm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là gặp vấn đề về tim và đái tháo đường do vi khuẩn đường miệng.

Như vậy, nếu gặp một trong các tình trạng sức khỏe trên, bạn nên khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm, khoảng thời gian này thậm chí có thể rút ngắn hơn. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo tuân thủ thói quen làm sạch răng miệng thường xuyên: Đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt