Có nhiều cách đơn giản giúp bạn hạn chế sự khó chịu của ngày "đèn đỏ"
Ngày “đèn đỏ” - không chỉ toàn điều khó chịu
Có cách nào để dời ngày "đèn đỏ" trong dịp Tết không?
Dinh dưỡng trong ngày "đèn đỏ"
"Đánh bay" mụn ngày đèn đỏ
Tắm nước ấm
TS. Alyssa Dweck cho biết, nước ấm kích thích máu lưu thông đến xương chậu nhiều hơn, từ đó sẽ giúp thư giãn các cơ bắp, làm giảm đau bụng kinh.
Nếu không thể ngâm mình trong bồn nước nóng, TS. Dweck khuyên phụ nữ nên sử dụng một miếng đệm nhiệt áp vào bụng dưới để xoa dịu các cơ tử cung.
Chú ý vận động
Một trận đổ mồ hôi thật sự sẽ giúp thúc đẩy endorphins (hormone mang lại tâm trạng tích cực), có thể có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả. TS. Dweck cho biết, tập thể dục trước một tuần của chu kỳ có thể làm giảm cường độ đau hoặc thậm chí ngăn ngừa cơn đau trước khi nó bộc phát.
Đặc biệt, một số bài tập yoga cũng có thể làm giảm đau bụng kinh rất hiệu quả. Bởi vì, yoga là hình thức tập trung vào thư giãn sâu và có khả năng làm giảm kích thích gây đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Một số bài tập yoga làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Uống trà gừng hoặc trà quế
Một số loại gia vị cũng phát huy công dụng hiệu quả trong việc hạn chế cơn đau bụng trong những ngày đèn đỏ, TS. Dweck nói. Bà giải thích, gừng được xem như một vũ khí lợi hại với đặc tính giảm đau vô cùng tuyệt vời. Còn quế được coi là chất chống viêm rất tốt giúp giảm các cơn co thắt tử cung gây đau.
Điều không nên làm
Cùng với những điều nên làm trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cũng cần đặc biệt chú ý đến những điều cần tránh để vượt qua thời điểm này. Một trong những lưu ý điển hình đó là không nên đấm lưng, mặc quần bó sát, uống rượu và… nhổ răng.
Không nên uống rượu trong ngày có kinh nguyệt
Tưởng như không có liên quan gì nhưng ít người để ý rằng, các nha sỹ sẽ hỏi bạn có đang trong kỳ kinh nguyệt không trước khi nhổ răng. Bởi vì, nếu nhổ răng trong thời điểm này sẽ khiến lượng máu mất đi nhiều hơn, nội mạc tử cung bong nhiều, tiểu cầu trong máu giảm dẫn đến thời gian hành kinh sẽ kéo dài.
Khi bước vào kỳ nguyệt san, sự ứ máu vùng chậu sẽ khiến lưng đau nhức. Tuy nhiên, đấm lưng lúc này sẽ làm tình trạng thêm tồi tệ, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sự phục hồi của nội mạc tử cung, khiến kỳ kinh kéo dài hơn.
Bình luận của bạn