Bị viêm túi mật điều trị như thế nào?

Việc điều trị viêm túi mật có thể bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp thay đổi lối sống

Viêm túi mật mạn tính là gì và làm sao để phòng ngừa?

Sau cắt túi mật, chăm sóc ra sao để mau hồi phục, không biến chứng?

Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ, có cách nào tan sỏi không cần mổ?

Tán sỏi mật 2 lần vẫn sót sỏi dùng sản phẩm Đông y được không?

Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sỹ

Khi phát hiện mình bị viêm túi mật, bạn cần thông báo cho bác sỹ biết mọi triệu chứng mà mình đang gặp phải, bao gồm cả các triệu chứng tưởng như không liên quan như đau lưng hay đau vai. Bạn cũng cần nói rõ cho bác sỹ biết các loại thuốc, thực phẩm chức năng… mà mình đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bác sỹ lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất với tình trạng bệnh của bạn.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, các bác sỹ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc như:

Người bị viêm túi mật có thể cần thuốc kháng sinh nếu túi mật bị nhiễm trùng

- Thuốc kháng sinh nếu túi mật có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

- Thuốc giảm đau: Giúp kiểm soát cơn đau cho đến khi tình trạng viêm trong túi mật thuyên giảm.

Điều bạn cần làm là dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Một số trường hợp, ngoài dùng thuốc, bác sỹ có thể yêu cầu bạn nằm viện theo dõi, nhịn ăn trong một thời gian ngắn để giảm áp lực lên túi mật hoặc truyền dịch để tránh mất nước.

Phẫu thuật cắt túi mật khi cần thiết

Với những trường hợp viêm túi mật nặng, tái phát nhiều lần, bác sỹ có thể chỉ định cắt bỏ hoàn toàn túi mật để khắc phục triệt để tình trạng viêm. Khi này bạn có thể lo lắng cắt túi mật sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường khi không có túi mật nếu được chăm sóc tốt.

Dưới đây là một số lưu ý để phục hồi nhanh sau phẫu thuật cắt túi mật:

- Tránh nâng vật nặng quá 5kg.

- Có chế độ ăn ít chất béo với các bữa ăn nhỏ.

- Nghỉ ngơi nhiều.

- Uống nhiều nước.

- Thông báo ngay với bác sỹ nếu thấy vết mổ bị sưng tấy, chảy mủ hoặc đau đớn.

Ăn uống lành mạnh

Người bệnh viêm túi mật mạn tính nên ăn từ 5 - 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa chính như bình thường. Điều này cho phép dịch mật có đủ thời gian để phân giải thức ăn. Ăn quá nhiều có thể tạo ra sự co thắt trong túi mật và ống mật.

Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn ít chất béo với thịt nạc, như thịt gia cầm hoặc cá. Tránh thịt mỡ, thực phẩm chiên rán và các loại thực phẩm giàu chất béo khác như các sản phẩm từ sữa.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược cũng là giải pháp được rất nhiều người bệnh viêm túi mật áp dụng. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, những thảo dược như sài hồ, hoàng bá, kim tiền thảo, uất kim, chi tử, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác có thể vừa kháng viêm, vừa giúp giảm triệu chứng đau, đầy trướng, vừa bào mòn sỏi mật - một trong những nguyên nhân chính gây viêm túi mật.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Được bào chế từ 8 thảo dược quý sài hồ, hoàng bá, kim tiền thảo, uất kim, chi tử, nhân trần, chỉ xác, diệp hạ châu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là giải pháp hữu hiệu dành cho người viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi mật.

Sử dụng Kim Đởm Khang giúp làm mềm sạn sỏi, bào mòn sỏi mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi đường mật. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép phân phối tại tất cả các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa