- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Làm thế nào để giữ vệ sinh tay khi thiếu nước và xà phòng?
Xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm sau mưa lũ thế nào?
Cảnh giác bệnh về đường tiêu hóa bùng phát sau mưa lũ
Mưa lũ và ô nhiễm ánh sáng: Cơ hội cho các loài muỗi gây bệnh
Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da sau mưa bão thế nào?
Tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước dễ bị ô nhiễm do chất thải lẫn vào nguồn nước sông, ao hồ. Đặc biệt, sau bão số 8, nhiều công trình cấp, thoát nước và vệ sinh bị phá hủy nghiêm trọng, khiến người dân tại vùng lũ lâm vào tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.
Nguồn nước nhiễm bẩn tạo điều kiện sinh sôi và lan truyền vô số mầm bệnh về da, các bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do ngâm mình trong nước bẩn. Tuy dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt, song người dân vẫn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, đặc biệt là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Trước nguy cơ bão số 9 tiến vào đất liền, người dân cần chuẩn bị các biện pháp ứng phó với bão như: Nước uống, dầu thắp, nến, lương thực và sản phẩm khử khuẩn như gel rửa tay khô… Trong điều kiện khan hiếm nước sạch và xà phòng, người dân có thể tham khảo các biện pháp rửa tay sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh do ô nhiễm nguồn nước:
Tác dụng của các chất thay thế xà phòng
Muối: Dung dịch nước muối có độ thẩm thấu cao, có thể diệt các vi sinh vật trên các bề mặt và cả bàn tay.
Cát sạch: Đây là biện pháp thường được sử dụng tại những vùng thiếu nước sạch. Chà xát bàn tay với cát giúp loại bỏ chất bẩn trên tay, kéo theo một số vi sinh vật gây bệnh. Cơ chế làm sạch của bã cà phê và xơ dừa giống với cát.
Tro: Tro bếp từ củi, gỗ có tính kiềm (độ pH từ 10 – 12), khi kết hợp với nước có thể diệt một số vi khuẩn.
Bình luận của bạn