- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Cơn động kinh tùy từng loại, có các biểu hiện như co giật một phần cơ thể, hoặc co giật toàn thân.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh
Ngăn ngừa cơn động kinh bằng âm nhạc!
Các phương pháp điều trị động kinh
Thai phụ dễ tử vong nếu mắc bệnh động kinh
Động kinh là gì?
Động kinh là một rối loạn chức năng của não. Ở những bệnh nhân bị đái tháo đường có thể có dấu hiệu của bệnh động kinh. Tuy nhiên những người này không phải mắc bệnh động kinh mà họ đang mắc bệnh thần kinh do đái tháo đường. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh do đái tháo đường là do lượng đường huyết quá cao trong máu làm tổn thương các dây thần kinh. Hậu quả của tổn thương thần kinh là bệnh nhân bị mất cảm giác đau, co giật và bất tỉnh.
Ai dễ bị bệnh động kinh?
Động kinh là một bệnh phổ biến và có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, dân tộc. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng hầu hết mọi người trải qua cơn động kinh đầu tiên trước tuổi 20. Tuy nhiên, những người ngoài 55 tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh vì họ sễ mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… và dẫn đến biến chứng là co giật, động kinh.
Điều gì gây ra chứng động kinh?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Tuy nhiên, có đến 50% trường hợp động kinh chưa xác định được nguyên nhân.
Những bất thường về cấu trúc não, các bệnh như viêm não, viêm màng não hoặc trẻ bị thiếu oxy lên não trong khi sinh, sau cơn đột quỵ… đều có thể gây ra bệnh động kinh. Những chấn thương ở não sau tai nạn cũng có thể tiến triến thành bệnh động kinh, tuy nhiên động kinh thường xuất hiện sau thời gian bị chấn thương nhiều năm
Ảnh hưởng di truyền: Một số loại động kinh, được phân loại theo loại hình trong gia đình, có khả năng có ảnh hưởng di truyền. Các nhà nghiên cứu đã liên kết một số loại bệnh động kinh đến gene cụ thể, ước tính lên đến 500 gene có thể được gắn liền với tình trạng này. Đối với một số, gene chỉ là một phần của nguyên nhân, có thể làm một người nhạy cảm hơn với vấn đề môi trường gây ra cơn động kinh.
Phân loại động kinh
Các bác sỹ phân loại cơn động kinh hoặc là cục bộ hoặc toàn thể, dựa trên cách thức bắt đầu hoạt động bất thường của não. Trong một số trường hợp, động kinh có thể bắt đầu cục bộ và sau đó trở thành toàn thể.
Động kinh cục bộ: Khi cơn động kinh xuất hiện từ hoạt động bất thường chỉ là một phần của bộ não, chúng được gọi là cơn co giật cục bộ. Những cơn co giật cục bộ có thế chia thành 2 loại là cơn động kinh cục bộ đơn giản và cơn động kinh cục bộ phức tạp.
Động kinh toàn thể: Động kinh toàn thể gốm 4 loại là không có cơn co giật, động kinh myoclonic, động kinh suy nhược, động kinh cơn lớn.
Bệnh động kinh có thể chữa được không?
Có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm nguy cơ bị co giật khi trẻ bị động kinh. Thuốc chống động kinh hoặc chống co giật cũng có thể hữu dụng, tuy nhiên lại gây những phản ứng phụ, không chỉ vậy cũng cần phải có thời gian mới có thể tìm được đúng loại thuốc, hoặc kết hợp đúng nhiều loại thuốc phù hợp với tình trạng của bé.
Bên cạnh việc điều trị các thuốc hóa dược, việc ứng dụng y học cổ truyền vào chữa trị động kinh đang là một hướng đi được quan tâm. Hai trong những vị thuốc chuyên dùng trong trị động kinh là an tức hương và câu đằng. Với kinh nghiệm sử dụng lâu đời cũng như kết quả từ những nghiên cứu hiện đại, giải pháp mới trong việc chữa trị động kinh là sử dụng và phối hợp hai thảo dược trên cùng với các hoạt chất của y học hiện đại như gaba, taurine, magne clorua... để tăng cường hiệu quả.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn