- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Người bị bệnh động kinh thường có biểu hiện co giật, mất ý thức
Xử trí nhanh khi người bệnh lên cơn động kinh
Ngăn ngừa cơn động kinh bằng âm nhạc!
Chăm sóc và phòng tai nạn cho trẻ động kinh
Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai
Ngưng thở: Ngưng thở thường gặp ở trẻ nhỏ, bắt đầu từ 6 tháng tuổi - 18 tháng tuổi sau đó dần dần biến mất cho đến khi trẻ được khoảng 5 - 6 tuổi.
Ngất: Tình trạng này thường xảy ra do thiếu máu lên não, thường gây cảm giác mệt mỏi, không cảm xúc. Lúc này, trẻ có thể cảm thấy bất an, vã mồ hôi, lảo đảo trước khi ngã và mất ý thức một vài phút.
Rối loạn giấc ngủ: Trẻ bị mắc bệnh động kinh có thể biểu hiện bệnh vào lúc ngủ. Hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ động kinh có thể khiến mọi người bị nhầm với hiện tượng thần kinh giật. Hiện tượng giật cơ trong lúc ngủ rất thường gặp ở người bình thường thuộc mọi lứa tuổi, thường ở các cơ tay, chân vào giai đoạn trước khi thiếp ngủ. Ngoài ra, trẻ thường có cảm giác sợ hãi ban đêm. Khi trẻ đang ngủ thì bất chợt tỉnh dậy tỏ vẻ sợ hãi và có thể la hét một lúc không ý thức rồi nằm ngủ lại như trước.
Động kinh vắng ý thức: Biểu hiện điển hình của động kinh vắng ý thức là người bệnh đột nhiên mất ý thức, dừng hoạt động, mắt nhìn trừng trừng ra trước hoặc nhìn ngược không thay đổi tư thế, không vận động. Ý thức trở lại sau vài giây, sau cơn không bị buồn ngủ. Động kinh vắng ý thức thường bắt gặp trẻ từ 4 - 8 tuổi, xuất hiện những thay đổi về sự phát triển và có triệu chứng thần kinh. Thông thường loại này thường xuất hiện ở các dạng như vắng ý thức với giật cơ nhẹ, vắng ý thức và tăng trương lực cơ, vắng ý thức và giảm trương lực cơ. Hầu hết các cơn động kinh vắng ý thức đều không có lợi cho sức khoẻ và hệ thần kinh của trẻ.
Động kinh cơn lớn: Loại động kinh này thường báo trước cho người bệnh. Trước khi phát cơn, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhức đầu, đầy hơi hoặc thấy buồn buồn ở tay, chân. Loại này diễn tiến theo ba giai đoạn: Co cứng kéo dài 5 - 12 giây, các cơ bắt đầu co cứng, các chi duỗi cứng, các ngón tay gấp, đầu ưỡn ngửa quay sang một bên, hàm nghiến chặt và thường cắn vào lưỡi, không thở được, hai mắt trợn ngược, sắc mặt nhợt nhạt rồi tím tái có thể tiểu tiện, đại tiện ra quần.
Giai đoạn thứ hai là co giật kéo dài trong vài phút. Các cơ của thân và chi đều xuất hiện động tác giật, giật liên tiếp, ngắn, mạnh, có nhịp, đầu lắc lư, cằm dưới hé mở, hai mắt giật ngang hoặc lên trên, lưỡi hơi lè ra nên dễ cắn vào lưỡi, các chi giật liên tiếp, co rồi duỗi thân mình gấp hoặc ưỡn ra sau.
Giai đoạn duỗi thường kéo dài 1 - 2 phút, biểu hiện bằng những cơ suy kiệt nặng, các cơ duỗi ra, các phản xạ giảm, hai đồng tử giãn, thở mạnh, sùi bọt mép hay kém nhạy cảm với ánh sáng.
Hội chứng West: Hội chứng này là một cơn động kinh lớn hay gặp ở trẻ nhỏ bú mẹ dưới 1 tuổi. Sở dĩ hội chứng này có tên là West là người đầu tiên mô tả cơn động kinh, co thắt gấp của trẻ năm 1841 có tên là West W.J. Hội chứng West có 3 đặc điểm chính: Cơn co thắt gấp biểu hiện bằng các động tác gấp cơ cứng ở mặt, cổ, chi, thân người.
Hội chứng Lennox – Gaustaut: Có 3 đặc tính chính tạo nên hội chứng Lenox - Gaustaut. Trước hết là do sự kết hợp của nhiều dạng giật, khiến người bệnh bị mất ý thức, mất trương lực, giật cứng cơ. Đặc tính thứ hai là điện não đồ của người bệnh có sự biến đổi. Bệnh này có một đặc tính nữa là khiến cho người bệnh chậm phát triển về tinh thần, rối loạn hành vi.
Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần phải điều trị trong thời gian dài, song không có nghĩa là không thể chữa khỏi do đó bạn cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thật tốt, chú trọng vào việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tránh xa các yếu tố gây bệnh, tránh bệnh bị tái phát. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị bệnh động kinh được nhiều người quan tâm. Bởi TPCN là sản phẩm được kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại giúp làm giảm các triệu chứng của cơn động kinh như co giật, tăng động, rối loạn cảm cảm xúc, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục sức khỏe và hòa nhập với cộng đồng.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn