Tại sao bạn cần vệ sinh bình đựng nước thường xuyên?

Bình đựng nước cần được vệ sinh thường xuyên để tránh phát sinh nấm mốc, vi khuẩn tích tụ.

Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ để phòng bệnh lây nhiễm

Vệ sinh nhà bếp nhanh gọn với baking soda

Bình đựng nước làm từ chất liệu nào tốt nhất cho bạn?

Tá hỏa thấy bình nước lọc có lăng quăng

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không vệ sinh bình đựng nước?

Bryan Quoc Le - Nhà khoa học thực phẩm và là tác giả của cuốn sách "150 Food Science Questions Answered – Giải đáp 150 câu hỏi về khoa học thực phẩm” cho biết, nấm mốc sẽ phát triển ở những nơi có nhiều độ ẩm, vì vậy nếu bạn không làm sạch bình đựng nước thường xuyên, vi khuẩn và nấm mốc sẽ tích tụ ở trong bình, từ đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Đặc biệt, môi trường trong bình nước không vô trùng nên vi khuẩn cũng có khả năng sinh sôi cao. Nếu bạn uống trực tiếp, vi khuẩn từ miệng sẽ theo nước đi vào trong bình. Thức ăn còn sót lại trên miệng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc.

Bình đựng nước hiện đang được sử dụng khá phổ biến cho nhiều mục đích khác nhau

Bình đựng nước hiện đang được sử dụng khá phổ biến cho nhiều mục đích khác nhau

Ông Le cũng cho biết, có nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn khác nhau có thể sống trong bình nước của bạn. Các loại nấm mốc như Aspergillus, Cladosporium và Penicillium có thể phát triển và tạo ra độc tố nấm mốc có thể gây bệnh. Nấm men, vi khuẩn acid lactic, Escherichia coli (E. Coli – một loại vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật) và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (hay còn biết đến với tên gọi là trực khuẩn mủ xanh) đều được tìm thấy trong các bình nước, chúng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm và bệnh đường tiêu hóa.

Nếu có thói quen dùng bình nước để đựng nước ngọt hoặc đồ uống thể thao, bạn càng phải vệ sinh vật dụng này thường xuyên hơn. Trên thực tế, đồ uống có đường sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sinh vật khiến bạn mắc bệnh nếu để lâu trong thời gian dài hoặc bình nước không được làm sạch đúng cách trước khi sử dụng lần nữa. Ngoài ra, độ pH của chất lỏng trong bình cũng tác động đến tốc độ sinh sôi của vi khuẩn.

Bao lâu nên vệ sinh bình đựng nước một lần?

Mọi người hãy cố gắng làm sạch bình nước ít nhất 1-2 lần/tuần và nếu có điều kiện thì nên rửa vật dụng này mỗi ngày hoặc sau mỗi lần sử dụng. Những người bị suy giảm hệ miễn dịch do các vấn đề sức khỏe hoặc mang thai cần đặc biệt lưu ý vì họ có nhiều khả năng mắc bệnh do vi khuẩn và nấm mốc hơn.

Quên vệ sinh bình đựng nước có sao không?

Bạn có thể thỉnh thoảng quên rửa bình đựng nước, chỉ cần đừng biến điều này thành thói quen. Trong tình huống quên không làm sạch bình nước và khát nước, nhiều người lựa chọn tái sử dụng chai nhựa dùng một lần. Việc làm này vô cùng sai lầm và còn tệ hơn việc sử dụng lại bình đựng nước chưa rửa.

Chai nhựa dùng một lần có nghĩa là chúng chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Các hóa chất được sử dụng để sản xuất chai có thể ngấm vào nước trong những lần sử dụng tiếp theo. Những hóa chất này, chẳng hạn là Bisphenol-A (BPA), có hại cho sức khỏe con người.

Hơn nữa, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và tích tụ hơn ở các vết nứt nhỏ trong chai nhựa so với chai thủy tinh. Vì vậy, mọi người nên bỏ thói quen tái sử dụng chai nhựa dùng một lần và lựa chọn chai làm bằng thép hoặc thủy tinh có thể dùng lại.

Bạn cũng không nên nhầm tưởng dùng chai nước làm bằng thép thì không cần vệ sinh thường xuyên. Mặc dù một số tuyên bố đã chỉ ra thép có thể hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, theo nhiều nghiên cứu hiệu quả này kém và không đáng kể.

Cách làm sạch bình đựng nước

Nếu bạn không làm sạch chai nước thường xuyên, vi khuẩn và nấm mốc sẽ tích tụ trong chai, từ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Nếu bạn không làm sạch chai nước thường xuyên, vi khuẩn và nấm mốc sẽ tích tụ trong chai, từ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Để làm sạch bình đựng nước của bạn đúng cách, đây là các bước mà chuyên gia khuyên bạn nên làm:

1. Đổ hết nước ra khỏi bình.

2. Rửa bình bằng nước ấm và chất tẩy rửa/xà phòng.

3. Sử dụng một miếng bọt biển hoặc bàn chải sạch để cọ rửa bên trong bình đựng nước, đảm bảo rằng bạn đã đi vào tất cả các kẽ hở và góc.

Nếu có điều kiện, mọi người nên ngâm chai vào hỗn hợp nước và giấm, để qua đêm. Giấm được coi là một chất khử trùng hiệu quả có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong chai.

4. Rửa sạch bình bằng nước sạch.

5. Để bình khô tự nhiên trong vài phút hoặc dùng khăn sạch để lau khô bình.

Hannah Newman, Thạc sĩ Y tế Công cộng, Giám đốc Phòng chống Nhiễm trùng tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ) khuyên bạn nên rửa bình đựng nước thường xuyên và để bình nước tránh xa những thứ có thể lây nhiễm vi khuẩn cho bình nước hay thậm chí là nước ở bên trong bình. Ví dụ, nếu bạn có thịt sống trên quầy bếp, đừng đặt bình nước của bạn ngay bên cạnh nó.

Cuối cùng, nếu bạn thấy bình nước của bạn sắp hết, hãy uống hết và nhanh chóng làm sạch bình trước khi rót thêm nước mới vào. Không nên tiếp tục đổ thêm nước vào lượng nước đang còn lại trong bình, bà Hannah Newman cho biết.

 
Việt An (Theo Verywellhealth, Southern Living)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp