Tại sao mắc đái tháo đường khiến vết thương lâu lành?

Đường huyết tăng cao là một trong những lý do khiến vết thương lâu lành

Bạn cần biết gì về biến chứng đái tháo đường ở mắt?

Phải làm sao để kiểm soát tình trạng đường huyết đột ngột thay đổi?

Làm sao để biết nếu bệnh đái tháo đường đang ảnh hưởng tới thận?

Biến chứng đái tháo đường: Điều gì xảy ra khi bạn không kiểm soát bệnh?

Mắc đái tháo đường ảnh hưởng thế nào tới tốc độ hồi phục các vết thương?

Các vết thương, vết cắt hay vết bỏng là những sự cố khó có thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, những vết thương dù nhỏ nhất cũng có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt.

Theo đó, nhiều người bệnh đái tháo đường gặp phải tình trạng các vết thương lâu lành, hoặc thậm chí không thể lành. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi tình trạng nhiễm trùng có thể lan tới các mô và xương gần vết thương, hoặc thậm chí có thể lan tới các vùng khác trong cơ thể. 

Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn thành các vết loét và buộc phải đoạn chi, thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ 4 người bệnh đái tháo đường lại có 1 người có nguy cơ bị loét bàn chân có thể phải đoạn chi. Đặc biệt, nếu người bệnh đái tháo đường mắc biến chứng thần kinh ngoại biên, họ có thể không thấy đau và không nhận ra mình đang có các vết thương tại bàn chân.

Kể cả khi vết thương không tiến triển thành nhiễm trùng, tình trạng vết thương lâu lành cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của người bệnh. Theo đó, các vết thương, vết cắt ở chân hoặc bàn chân có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn, thấy đau nhiều khi vận động.

Có các vết thương ở bàn chân khiến người bệnh đái tháo đường đi lại khó khăn

Có các vết thương ở bàn chân khiến người bệnh đái tháo đường đi lại khó khăn

Do đó, người bệnh đái tháo đường cần chú ý kiểm soát đường huyết, từ đó giảm nguy cơ vết thương lâu lành hoặc dẫn tới các biến chứng như viêm tủy xương, hoại tử, nhiễm trùng hệ thống…

Tại sao mắc đái tháo đường khiến vết thương lâu lành?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên hệ rõ rệt giữa nồng độ đường huyết và quá trình phục hồi các vết thương. Theo đó, tình trạng đường huyết thường xuyên ở mức cao có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào bạch cầu - các tế bào quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Do đó, khi các tế bào bạch cầu không hoạt động hiệu quả, cơ thể sẽ không thể đối phó tốt với các vi khuẩn, virus gây bệnh, cũng như khó có thể lành các vết thương.

Đái tháo đường không được kiểm soát tốt còn có thể làm chậm quá trình lưu thông máu, khiến cơ thể khó có thể đưa các dưỡng chất tới các vết thương. Hậu quả là ngay cả các vết thương nhỏ nhất cũng lâu lành hơn, thậm chí không thể lành được.

Đường huyết tăng cao còn có thể gây tổn thương thần kinh (biến chứng thần kinh ngoại biên) và khiến người bệnh đái tháo đường không thể cảm nhận được cơn đau, không biết mình đang bị thương. Do đó, người bệnh sẽ không thể xử trí vết thương kịp thời và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường còn có thể ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục các vết thương theo một số cách khác như: 

- Làm giảm sản sinh các hormone tăng trưởng và chữa lành.

- Làm giảm quá trình sản sinh, sửa chữa các mạch máu mới.

- Làm suy yếu lớp “rào chắn” của da.

- Làm giảm sản sinh collagen.

Cách phòng ngừa, điều trị vết thương lâu lành do đái tháo đường

Chăm sóc bàn chân

 

- Rửa chân hàng ngày. Chú ý lau khô chân sau khi rửa và thoa kem dưỡng ẩm cho các vùng da khô.

- Tránh việc đi chân trần.

- Chú ý cắt móng chân cẩn thận.

- Đi giày thoải mái.

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày. 

Điều trị các vết thương

Để phòng ngừa vết thương nhiễm trùng, người bệnh đái tháo đường cần làm sạch và băng vết thương bằng gạc sạch, thay mới mỗi ngày. 

Khi có các vết thương, bạn tuyệt đối không nên đi chân trần vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngay cả khi ở trong nhà.

Nếu thấy có các vết thương bàn chân lâu/không lành, người bệnh đái tháo đường nên chủ động đi khám.

Kiểm soát đường huyết

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh đái tháo đường cũng nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng ổn định… để kiểm soát đường huyết. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ nhanh lành vết thương cho người bệnh đái tháo đường

Theo nghiên cứu trên Phytotherapy Research (tạp chí được xếp hạng 8/63 tạp chí trong danh mục “hóa học, dược liệu” trên thế giới), nhàu giúp chống stress oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh đái tháo đường.

Sự kết hợp giữa nhàu và một số thảo dược khác như mạch môn, hoài sơn, câu kỷ tử… còn hỗ trợ đường huyết ổn định, giảm và phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường một cách tự nhiên, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường có sức khỏe thể chất tốt nhất.

Vi Bùi (Theo Medicalnewstoday)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết