Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ để phòng bệnh lây nhiễm

Đồ chơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh cho con trẻ

Ca mắc thủy đậu ở Hà Nội gia tăng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Infographic: 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh thủy đậu

Mắc thủy đậu phải kiêng những gì?

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Đồ chơi của trẻ là nơi tích tụ bụi bẩn, nước mũi, thức ăn; cũng là ổ chứa lý tưởng của vi khuẩn, virus. Nếu cha mẹ, ông bà không vệ sinh đồ chơi cho trẻ thường xuyên, đây có thể trở thành đường lây truyền nhiều mầm bệnh như: Thủy đậu, tay chân miệng, cúm mùa hay viêm đường hô hấp do virus. Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, chưa thể chống chọi tốt với thời tiết thất thường khi giao mùa.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách khử trùng, vệ sinh các loại đồ chơi của trẻ. Cha mẹ nên thực hiện việc này đều đặn hoặc ngay sau khi trẻ bị ốm.

Đồ chơi mềm

Đồ chơi bằng vải, nhồi bông có thể vệ sinh đơn giản với máy giặt

Đồ chơi bằng vải, nhồi bông có thể vệ sinh đơn giản với máy giặt

Các loại thú nhồi bông, đồ chơi bằng vải mềm có thể cho vào máy giặt. Cha mẹ nên kiểm tra đồ chơi không bị rách trước khi giặt, cho vào túi lưới hoặc một chiếc vỏ gối để bảo vệ những "người bạn" mỏng manh này. Nên giặt ở chế độ nhẹ nhàng, nhiệt độ thấp và sử dụng nước giặt diệt khuẩn để làm sạch hiệu quả.

Nếu không dùng máy giặt, bạn có thể giặt tay với hỗn hợp nước ấm và bột giặt, sau đó ngâm trong chất diệt khuẩn phù hợp với chất liệu đồ chơi khoảng 15 phút. Sau đó, đặt thú bông vào giữa hai lớp khăn vải sạch và ép nhẹ nhàng để thấm hết độ ẩm.

Cuối cùng, phơi khô hoàn toàn hoặc dùng máy sấy theo hướng dẫn trên sản phẩm.

Đồ chơi của trẻ mọc răng

Đồ chơi cho trẻ ngậm nướu lúc mọc răng cần được làm sạch hàng ngày

Đồ chơi cho trẻ ngậm nướu lúc mọc răng cần được làm sạch hàng ngày

Các loại đồ chơi cho trẻ mọc răng thường giúp giảm đau, ngứa nướu trong giai đoạn quan trọng này. Cũng vì chúng tiếp xúc trực tiếp với tay và miệng của bé, cha mẹ cần vệ sinh đồ chơi ngậm nướu trước và sau khi sử dụng. Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn có thể rửa sạch với dung dịch rửa bát, sau đó ngâm trong dung dịch khử trùng an toàn khoảng 15 phút. Bảo quản đồ chơi ngậm nướu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.

Đồ chơi bằng silicone có thể vệ sinh bằng hỗn hợp giấm trắng và nước (tỷ lệ 1:1), sau đó xả sạch với nước và phơi khô hoàn toàn.

Đồ chơi trong nhà tắm

Phơi khô đồ chơi trong nhà tắm sau mỗi lần dùng để tránh nấm mốc

Phơi khô đồ chơi trong nhà tắm sau mỗi lần dùng để tránh nấm mốc

Môi trường ẩm ướt trong nhà tắm khiến đồ chơi rất dễ bị nấm mốc tấn công. Cha mẹ nên vệ sinh đồ chơi trẻ mang theo vào nhà tắm bằng dung dịch nước ấm và nước rửa bát. Đừng quên dùng bàn chải cọ thật sạch các ngóc ngách, bộ phận của đồ chơi. Sau đó, phơi khô chúng ở nơi thoáng mát.

Sau khi trẻ tắm, phụ huynh cũng nên nhớ dốc hết nước trong đồ chơi và để khô hoàn toàn. Nếu đồ chơi chảy nước có vẩn đen (tức bào tử nấm mốc), hãy vứt đi và thay thế bằng đồ chơi mới.

Đồ chơi xếp hình

Với trẻ đủ tuổi chơi các bộ lắp ghép, xếp hình lego, phụ huynh cũng nên dành thời gian giúp con vệ sinh các mảnh ghép này. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên cho đồ chơi vào dung dịch nước ấm (không quá 40 độ C), pha thêm dung dịch tẩy rửa và ngâm mảnh ghép trong 10 phút. Sau đó, dùng bàn chải chà sạch các vết bẩn bám trong mảnh ghép.

Với những mảnh ghép có miếng dán hoặc bộ phận điện tử, bạn chỉ nên dùng khăn vải, xịt thêm dung dịch khử khuẩn và lau thật sạch toàn bộ miếng ghép. Đây cũng là biện pháp thích hợp với đồ chơi bằng gỗ, đồ điện tử không thể ngâm nước. 

 
Quỳnh Trang (Theo Good House Keeping)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ