Giải pháp nào cho những tồn tại trong công tác an ninh, an toàn thực phẩm?

An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hết sức phức tạp tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới

Cập nhật 5 xu hướng thực phẩm chức năng nửa cuối năm 2023

Dùng thực phẩm chức năng cũng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc!

Giải pháp nào cho “cuộc chiến” chống TPCN giả, vi phạm quảng cáo?

5 yếu tố chính của an toàn thực phẩm

Tại Báo cáo Tổng quan về Công tác an ninh, an toàn thực phẩm tại Việt Nam, Bộ Y tế ghi nhận, hệ thống pháp luật về ATTP của Việt Nam đã tiếp cận với phương thức quản lý tiên tiến của thế giới. Bảo đảm tốt an ninh, an toàn thực phẩm sẽ góp phần làm tăng nguồn lực con người, làm phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Đồng thời, đây cũng là yếu tố bảo đảm người dân có thể dễ dàng tiếp cận được với ATTP từ những thực phẩm sẵn có.

Tuy nhiên, từ thực tế tại nước ta, Bộ Y tế ghi nhận 8 tồn tại, thách thức với công tác an ninh, an toàn thực phẩm:

1. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể, các bệnh viện, các trường học còn diễn biến hết sức phức tạp. 

2. Tình trạng nhập lậu, thực phẩm không bảo đảm còn lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng; Thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín của thực phẩm xuất khẩu. 

3. Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không bảo đảm các điều kiện vệ sinh tối thiểu, như điều kiện về cơ sở vật chất, về trang thiết bị, về người trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm chưa đủ kiến thức, dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm còn ở mức cao là một thách thức với công tác ATTP

Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm còn ở mức cao là một thách thức với công tác ATTP

4. Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hóa chất (cụ thể là tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, các chất kháng sinh, các chất kích thích tăng trưởng trong các nông sản và thịt gia súc, gia cầm làm nguyên liệu để chế biến thực phẩm) còn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nước trong khu vực.

5. Cơ chế thị trường tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, còn tồn tại những vi phạm về đạo đức sản xuất, kinh doanh; Dẫn đến nhiều sản phẩm chưa bảo đảm vẫn bị lén lút đưa ra thị trường. 

6. Một bộ phận không nhỏ tổ chức/cá nhân kinh doanh thực phẩm, trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì lợi nhuận, bất chấp quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.

7. Từ sự thông thoáng của chính sách (hậu kiểm) nên một số tổ chức/cá nhân đã lợi dụng chính sách này để vi phạm như: Đăng ký kinh doanh xong chuyển địa điểm (theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Khoảng 80% doanh nghiệp nói chung có hiện tượng đăng ký một nơi, kinh doanh một nơi).

8. Sự đa dạng của các hình thức kinh doanh như kinh doanh online, đa cấp, quảng cáo xuyên biên giới… rất khó quản lý.

 

Tại Mỹ với trên 300 triệu dân, điều kiện về sản xuất, hệ thống pháp luật rất nghiêm khắc. Đời sống của người dân tương đối cao, nhưng mỗi năm vẫn có 76 triệu ca tiêu chảy liên quan đến thực phẩm.

Australia có Luật Thực phẩm từ năm 1908, nhưng hiện nay, mỗi năm vẫn có khoảng 4,2 triệu ca bị ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

Tại Nhật Bản, tháng 7/2020 tại quận Saitama, thành phố Yashio (phía Bắc thủ đô Tokyo) đã xảy ra ngộ độc sau khi ăn bữa trưa tại 15 trường tiểu học và trung học, khiến 3.453 người phải đi viện.

Để giải quyết các tồn tại, thách thức trong công tác an ninh, an toàn thực phẩm, Bộ Y tế nêu ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, Bộ Y tế nhấn mạnh cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật (Luật An toàn thực phẩm; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật). Đối với việc sửa đổi bổ sung Luật An toàn thực phẩm đã đưa vào Kế hoạch 1072/KH-BYT ngày 22/8/2022 về việc xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

 
PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý