5 yếu tố chính của an toàn thực phẩm

Các nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Thói quen cần tránh khi sử dụng nhà bếp

WHO kêu gọi thay đổi hệ thống thực phẩm để cải thiện sức khỏe

49 cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Mẹo tăng thời hạn sử dụng của trứng

Ngày An toàn thực phẩm thế giới được tổ chức vào ngày 7/6 hàng năm với mục tiêu giúp mọi người quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn về thực phẩm. Mỗi năm, cứ 10 người trên thế giới thì có 1 người mắc bệnh do thực phẩm gây ra. Hiểu được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Nhân kỷ niệm Ngày An toàn thực phẩm thế giới năm 2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) công bố chủ đề: "Food Standards Save Lives" (tiêu chuẩn thực phẩm cứu mạng sống), nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiêu chuẩn thực phẩm trong việc bảo vệ sự sống và ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm.

Dưới đây là 5 yếu tố chính của an toàn thực phẩm mà bạn nên biết:

Chuẩn bị thực phẩm

Chuẩn bị thức ăn đúng cách là bước cần thiết trong an toàn thực phẩm. Gồm: Thói quen rửa tay trước và sau khi xử lý thực phẩm, dùng dụng cụ nấu ăn và trên bề mặt sạch sẽ, để riêng thực phẩm sống và chín, luôn nấu thức ăn ở nhiệt độ phù hợp.

Xử lý thực phẩm

Rửa rau củ đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn lây lan

Rửa rau củ đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn lây lan

Tránh lây nhiễm chéo bằng cách sử dụng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín, đồng thời rửa tay và các dụng cụ trong quá trình xử lý. Khi thực phẩm không được xử lý an toàn, vi khuẩn có thể lây lan từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín, có khả năng dẫn đến các bệnh truyền qua thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm

Thực phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp cả trước và sau khi nấu. Thức ăn đã nấu chín, đặc biệt là thức ăn dễ hỏng, chỉ an toàn trong vòng 2 giờ kể từ khi nấu và nên được bảo quản lạnh. Thức ăn thừa nên được làm nguội trước khi đưa vào ngăn mát.

Nếu không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng trên thực phẩm, gây bệnh truyền qua thực phẩm. Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và giữ được sự an toàn cho thực phẩm.

Nhiệt độ thực phẩm

Nhiệt độ của thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm. Thức ăn thừa cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5°C và hâm nóng lại ở nhiệt độ ít nhất là 60°C. Bạn cũng nên làm lạnh hoặc đông lạnh thực phẩm càng sớm càng tốt sau khi mua nếu chưa có ý định nấu luôn.

Thực phẩm hết hạn sử dụng

Bạn cần chú ý kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì của thực phẩm, loại bỏ ngay khi chúng đã hết hạn. Ăn thực phẩm đã quá hạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm do chúng đã trở thành môi trường cho sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp