Y tế tuần: Việt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 2, phát hiện người mắc cúm A/H5

Cục Y tế Dự phòng đưa ra khuyến cáo phòng chống cúm

Y tế tuần: Kỳ tích nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 500gr

Y tế tuần: Cứu sống trẻ sinh non có nội tạng nằm ngoài ổ bụng

Y tế tuần: Ra mắt Sổ mẹ và bé phiên bản điện tử, cứu sống bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng

Y tế tuần: Phẫu thuật ung thư thận bằng Robot, cứu sống bệnh nhân mắc 3 bệnh nguy hiểm

Sau 8 năm, Việt Nam lại phát hiện người mắc cúm A/H5

Việt Nam xuất hiện ca bệnh cúm A/H5 trên người đầu tiên sau 8 năm. Bệnh nhân là một bé gái 5 tuổi tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Trước đó, ngày 5/10, bệnh nhi xuất hiện ho, sốt, gia đình tự mua thuốc về uống nhưng không đỡ. Bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện sản nhi Phú Thọ lên bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 8/10.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khoảng 1 tuần trước khi trẻ nhập viện, gia đình có thịt ngan, gà có dấu hiệu ốm để ăn. Sau thời gian được điều trị tích cực, hiện bệnh nhi đã được rút nội khí quản, hoàn toàn tỉnh táo và tiếp tục theo dõi chức năng thận tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nhi Trung ương. Đến nay, toàn bộ người tiếp xúc gần với bệnh nhi sức khỏe đều ổn định, đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính với virus cúm A/H5.

Bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5 gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh cho người. Để phòng chống cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp:

1. Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

2. Không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ.

4. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.

5. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Việt Nam phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2

Ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 tại nước ta đã từng đi du lịch tại Dubai

Ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 tại nước ta đã từng đi du lịch tại Dubai

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, sáng 20/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiếp nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ 2. Đây là bệnh nhân nữ vừa trở về từ Dubai và được phát hiện ngay khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhờ hệ thống giám sát chủ động của ngành y tế. Được biết bệnh nhân này ở cùng nhà ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt Nam khi 2 người cùng đi du lịch tại Dubai. Hiện bệnh nhân được đưa đi cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Lần đầu dùng ECMO "thức tỉnh" cứu người bệnh gần như chắc chắc sẽ tử vong

Mới đây, người đầu tiên được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng ECMO "thức tỉnh" cứu sống là nam bệnh nhân 64 tuổi, bị nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ tử vong gần như 100%.

Bệnh nhân trước đó đột ngột buồn nôn, kèm đau thượng vị dữ dội, vã mồ hôi, ngất 1-2 phút. Sau đó bệnh nhân tự tỉnh, không yếu liệt, được chụp mạch vành, kết quả tắc hoàn toàn động mạch vành phải. Bệnh nhân còn có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ.

Nhận thấy tiên lượng bệnh nhân nguy kịch, các chuyên gia hội chẩn thống nhất hỗ trợ ECMO, máy tạo nhịp tạm thời trong lúc đặt stent mạch vành. Sau một ngày can thiệp, bệnh nhân ổn định, được cai ECMO và máy tạo nhịp tạm thời. Một tuần sau, bệnh nhân hết mệt, sức bóp cơ tim cải thiện.

Các bác sỹ can thiệp tim mạch khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhờ hỗ trợ của ECMO - Ảnh: Quang Minh

Các bác sỹ can thiệp tim mạch khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhờ hỗ trợ của ECMO - Ảnh: Quang Minh

TS.BS Đặng Việt Đức, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chia sẻ với Vtv.vn: Trước đây, ECMO thường được sử dụng khi bệnh nhân đã rất nặng (phải dùng an thần, thở máy). Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đi trước một bước, dùng ECMO "thức tỉnh" khi bệnh nhân còn tự thở để can thiệp tim mạch.

Với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, hoàn toàn tỉnh táo trong lúc can thiệp phẫu thuật, có thể nói chuyện cùng bác sỹ và thông báo với bác sỹ những thay đổi của cơ thể mình để kịp thời xử trí.

Cô gái trẻ có răng thừa mọc ngược trong hốc mũi

Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa nội soi gắp dị vật là chiếc răng thừa dài khoảng 2cm mọc ngược trong hốc mũi cho nữ bệnh nhân 24 tuổi. Bệnh nhân cho biết: Bản thân bị đau đầu từ vùng thái dương sang vùng trán kéo dài nhiều năm nay. Cứ nghĩ là đau đầu bình thường hoặc thiếu máu não nên bệnh nhân chỉ ở nhà uống thuốc giảm đau và thuốc bổ não. Sau nhiều năm uống thuốc vẫn không giảm tình trạng đau đầu, bệnh nhân nghĩ mình bị viêm xoang nên tới bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sỹ phát hiện có dị vật cản quang trong hốc mũi bên phải.

Các bác sỹ đã tiến hành nội soi mũi và nhận thấy có một khối cứng có thể lung lay được, nên đã tiến hành gắp dị vật ra khỏi mũi. Lúc đó mới phát hiện đó là một chiếc răng thừa, dài khoảng 2cm. Hiện sau 2 tuần gắp dị vật ra khỏi hốc mũi, bệnh nhân ổn định sức khỏe, tình trạng đau đầu đã chấm dứt hẳn.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Yến, Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ đây là trường hợp hy hữu khi răng mọc ngược trong hốc mũi. Nếu không kịp thời lấy dị vật ra khỏi hốc mũi người bệnh có nguy cơ hình thành nang xương hàm trên dẫn đến tiêu xương hàm trên không thể hồi phục, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn