5 cách dưới đây sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị bỏng miệng
4 thanh niên bị bỏng do hút thuốc khi lau nhà bằng... xăng
Xử lý đúng cách khi trẻ bị bỏng nước sôi
8 loại đồ uống giúp hồi phục tốt nhất khi bị ốm
Cho thêm những thức này vào nước uống để tăng miễn dịch trong mùa lạnh
Ăn các món ăn mềm
Khi bị bỏng, rát lưỡi, tổn thương vòm miệng, các món ăn cứng có thể gây xước, khiến vết bỏng thêm đau đớn, dễ bị nhiễm trùng hơn. Thay vào đó, hãy ăn các món ăn mềm như súp, sữa chua… Các thực phẩm này sẽ không gây kích ứng lưỡi hay vòm miệng.
Tránh các món ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay
Nhiều nha sỹ cho rằng không ăn các món quá nhiều gia vị, không uống nước đá… sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Bất cứ món nào quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay đều có thể khiến bạn thấy đau, rát nhiều hơn khi bị bỏng. Do đó, hãy để các món ăn nguội bớt rồi mới ăn.
Ăn các món cay, nóng có thể khiến bạn thấy đau, bỏng rát lưỡi
Không ăn, uống các món có tính acid
Nếu đang bị bỏng lưỡi, bỏng miệng, tốt hơn hết bạn không nên uống cà phê, rượu vang và các loại nước giải khát trong ít nhất 2 ngày. Các loại đồ uống này đều có tính acid cao, nghĩa là chúng có khả năng gây kích ứng các vết thương, khiến các vết bỏng lâu hồi phục hơn.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên hạn chế uống sữa trong 1 - 2 ngày, cho tới khi các vết bỏng lưỡi, bỏng miệng khỏi hẳn.
Vệ sinh răng miệng thật sạch
Giống như các vết thương hở khác bên ngoài cơ thể, vết bỏng trong lưỡi, miệng cũng có thể bị nhiễm trùng nếu bạn không vệ sinh vết thương sạch sẽ. Trong miệng lại có rất nhiều vi khuẩn từ các thực phẩm bạn ăn hoặc khi nói chuyện hàng ngày, do đó bạn cần đặc biệt giữ vệ sinh răng miệng khi bị bỏng.
Hãy chịu khó đánh răng thật kỹ sau các bữa ăn, dùng nước súc miệng và uống nhiều nước hơn để làm sạch khoang miệng thường xuyên.
Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp bị bỏng nặng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng thêm nước súc miệng có viscous lidocaine, giúp giảm đau, làm dịu các cơn đau, rát khi bị bỏng lưỡi, bỏng miệng.
Bình luận của bạn