9 lợi ích từ nhục đậu khấu, bạn đã biết?

Nhục đậu khấu có tác dụng giảm cholesterol, chống viêm, giảm đau...

Nhục đậu khấu: Giảm đau, làm đẹp và Viagra của phụ nữ

Lợi ích đối với sức khỏe của quả bạch đậu khấu

Chữa hôi miệng, sâu răng bằng loại gia vị này

Người ta thường sử dụng nhục đậu khấu để chống lại nhiễm trùng đường tiêu hóa và đầy hơi. Hạt này cải thiện độ nhạy cảm insulin, ngăn ngừa sâu răng, tăng trí nhớ, giúp ngủ ngon giấc và chống viêm… 

1. Giúp giảm cholesterol 

Cholesterol ổn định sẽ giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Và hạt nhục đậu khấu có thể làm được điều đó. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy, khi chúng có cholesterol cao, sau khi được cho ăn nhục đậu khấu đã làm giảm cholesterol LDL tới 76,3% và ngăn không cho triglycerides, cholesterol và phospholipid tích tụ trong tim, gan và động mạch. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện, nhục đậu khấu còn có thể chống lại chứng xơ vữa động mạch, bằng cách làm giảm kích thước mảng bám. Nhục đậu khấu hoạt động bằng cách, cản trở sự hấp thu cholesterol.

Cholesterol cao là thủ phạm gây xơ vữa động mạch

2. Tăng cường độ nhạy insulin

Nhục đậu khấu cũng có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Ở người khỏe mạnh, insulin kích hoạt chuyển động glucose ra khỏi máu vào tế bào, nơi nó được sử dụng để sản xuất năng lượng. Nhưng đôi khi, cơ thể bạn phát triển sự đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể của bạn không phản ứng đúng với insulin và glucose tích tụ trong máu của bạn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt nhục đậu khấu có thể cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin, bằng cách kích hoạt một protein được điều chỉnh bởi insulin vận chuyển glucose.

3. Chống lại chứng đầy hơi và nhiễm trùng đường tiêu hoá

Nhục đậu khấu thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa và chứng đầy hơi. Các nghiên cứu cho thấy, hạt nhục đậu khấu được chiết xuất để chữa tiêu chảy. Hạt nhục đậu khấu chống lại các vi khuẩn như: Helicobacter pylori và escherichia coli, gây nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, hãy thử nhai vài hạt nhục đậu khấu, khi bạn bị đau bụng do tiêu chảy. 

4. Làm nước súc miệng 

Nước súc miệng được làm bằng hạt nhục đậu khấu giúp giữ cho răng trắng, mà không bị sâu. Theo nghiên cứu, macelignan, một hợp chất có trong hạt nhục đậu khấu hoạt động chống lại ttreptococcus mutans, vi khuẩn gây ra sâu răng


5. Cải thiện trí nhớ

Hạt nhục đậu khấu có thể giúp cải thiện trí nhớ của bạn. Một nghiên cứu cho thấy, người già và trẻ em uống hạt đậu khấu được chiết xuất trong 3 ngày có thể làm tăng khả năng học tập và trí nhớ. Mặc dù các nhà nghiên cứu không xác định được chính xác cơ chế mà hạt nhục đậu khấu đã hoạt động như thế nào, nhưng khẳng định nó giúp cải thiện trí nhớ và chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. 

6. Làm giảm sự trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng nghiêm trọng, đòi hỏi có sự hỗ trợ của chuyên gia về sức khoẻ tâm thần. Nhưng, nếu bạn thêm một nhúm nhỏ hạt đậu khấu vào canh, hoặc món tráng miệng, bạn sẽ thấy nó rất hữu ích. Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, loại hạt này có tác dụng chống trầm cảm đáng kể. Hạt đậu khấu tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh như: Dopamin và serotonin, có ảnh hưởng đến tâm trạng.

7. Chống viêm

Các nghiên cứu đã phát hiện ra hạt nhục đậu khấu có đặc tính chống viêm. Nó ức chế các protein như: TNF-α, IL-1β, và IL-6 đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm. Quercetin, một flavonoid có trong hạt nhục đậu khấu có tác dụng chống viêm.

8. Giảm đau

Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, dầu nhục đậu khấu có tính chất giảm đau. Vì thế, từ lâu, các lương y đã khuyên nên xoa bóp dầu hạt đậu nóng để giảm đau nhức cơ bắp và đau khớp.

9. Giúp ngủ ngon hơn 

Hạt đậu khấu được biết đến với các đặc tính an thần. Theo các nhà khoa học cổ đại, pha 1/8 muỗng cà phê gia vị này trong sữa bò ấm và uống trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Lưu ý: Hạt nhục đậu khấu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng chúng ta không nên tiêu thụ một số lượng lớn. Theo nhà các nghiên cứu, nếu tiêu thụ nhiều, độc tính học có thể gây hại.

Ví dụ, chỉ với 2 muỗng canh hạt đậu khấu cũng có thể gây ra các phản ứng phụ như: Chóng mặt, buồn nôn và khô miệng, dẫn đến ảo giác. Vì vậy, bạn nên ăn với số lượng nhỏ theo mùa. Đặc biệt, loại hạt này không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai, vì nó có thể gây sảy thai. 

Thịnh Nguyễn (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng