6 cách để tránh BPA trong cuộc sống hàng ngày

BPA có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ em và phụ nữ mang thai

BPA có liên quan đến hen suyễn

Chất BPA trong đồ nhựa gây vô sinh

Gan nhiễm mỡ vì đồ nhựa chứa BPA

8 cách hạn chế các loại đồ nhựa gây hại cho sức khỏe

Hạn chế mua thực phẩm đóng hộp

Mặc dù một số công ty tuyên bố sản phẩm của họ không chứa BPA, tuy nhiên thực tế là hầu hết các sản phẩm đóng hộp vẫn chứa hóa chất độc hại này. Chính vì vậy cách tốt nhất là nói không với những thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thực phẩm có tính acid như cà chua. Tốt hơn hết, hãy chọn mua cà chua tươi hoặc cà chua được đóng trong các lọ thủy tinh.

Không uống soda đóng hộp

BPA đã được tìm thấy trong nhiều loại soda đóng hộp. Ngoài ra, đây cũng không phải một loại thức uống tốt. Thay vào đó, hãy uống nước lọc, trà… để hạn chế tiếp xúc với BPA.

Bạn nên cẩn thận vì các lon soda, nước ngọt... có thể chứa BPA

Đừng nhận hóa đơn khi mua hàng

Hầu hết các loại biên lai, hóa đơn đều có chứa BPA. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng vì BPA có thể dính lên tay và xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Hàm lượng BPA trên hóa đơn cũng nhiều hơn so với các sản phẩm khác.

Nếu có thể, bạn không nên lấy hóa đơn, biên lai sau khi mua hàng, hoặc rửa tay thật sạch sau khi cầm hóa đơn.

Không sử dụng các loại chai nhựa có ký hiệu số 3 và 7

Hãy kiểm tra cẩn thận bình sữa của trẻ nhỏ, chai nhựa… trong nhà vì một số loại được làm bằng nhựa (plastic) có ký hiệu số 3 hoặc 7. Đây là các loại nhựa làm từ polyvinyl clorua (PVC), có thể chứa BPA.

BPA trong các sản phẩm này có thể ngấm vào thực phẩm, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bạn nên tìm ký hiệu của đồ nhựa ở dưới đáy chai, lọ, bên trong biểu tượng tái chế.

Không dùng hộp nhựa bảo quản thực phẩm

Nhiều người hay sử dụng các loại hộp nhựa để bảo quản thực phẩm, tuy nhiên nhiều loại hộp nhựa có chứa BPA. Bạn có thể thay bằng các loại hộp thủy tinh để lưu trữ, bảo quản thực phẩm tốt hơn.

Hạn chế uống sữa hộp

Một số loại sữa hộp có thể nhiễm BPA từ lớp bao bì. Tốt hơn hết, bạn nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa ngoài, hãy cho bé uống sữa bột thay vì sữa đóng hộp pha sẵn.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp