“Cơn sốt” thuốc Ozempic khiến thuốc giả xuất hiện ở châu Âu

Xuất hiện bút tiêm giả mạo thuốc Ozempic khiến nhiều người nhập viện

Đánh giá ưu, nhược điểm của thực phẩm chức năng giảm cân Lipozene

Chuyên gia đánh giá Lipozene - thực phẩm chức năng giảm cân hot nhất ở Mỹ

Chuyên gia chia sẻ: 6 thực phẩm bổ sung mỗi sáng giúp kéo dài tuổi xuân

Chất béo nào tốt cho người bệnh đái tháo đường?

Ăn thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Theo CNN, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) mới đây đã cảnh báo người tiêu dùng không mua các loại bút tiêm Ozempic và Saxenda khi không có chỉ định. Nguyên nhân là có nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng sốc hạ đường huyết, hôn mê khi dùng phải thuốc giả. Điều này cho thấy bút tiêm có thể chứa insulin thay vì semaglutide.

Thuốc Ozempic chứa semaglutide của hãng Novo Nordisk (Đan Mạch) được dùng để điều trị đái tháo đường type 2 ở người trưởng thành. Saxenda chứa liraglutide, được cấp phép sử dụng ở Vương quốc Anh với mục đích giảm cân. Cả Saxenda và Ozempic đều là thuốc cần kê đơn.

Hoạt chất semaglutide bào chế dưới dạng dung dịch trong bút tiêm kích hoạt các thụ thể GLP-1 trên khắp cơ thể và góp phần kiểm soát đường huyết. GLP-1 còn tác động đến cân nặng bằng cách làm giảm cảm giác đói hay thèm ăn. Đây là lý do nhiều người không mắc đái tháo đường vẫn tìm mua Ozempic nhằm giảm cân.

Theo MHRA, từ đầu năm tới nay, có hơn 350 sản phẩm bút tiêm Ozempic nghi là hàng giả đã bị tịch thu. Cơ quan này cũng ghi nhận báo cáo, nhiều bệnh nhân mua được bút tiêm Saxenda giải qua các đường “không chính thống”.

Thuốc tiêm giảm cân thuộc nhóm thuốc kê đơn, nhưng có thể tìm mua qua mạng xã hội và thị trường chợ đen

Thuốc tiêm giảm cân thuộc nhóm thuốc kê đơn, nhưng có thể tìm mua qua mạng xã hội và thị trường "chợ đen"

Chia sẻ với CNN, công ty Novo Nordisk thông tin rằng, nhà sản xuất đã biết tới tình trạng hàng giả đang lưu thông trên thị trường. Allison Schneider - Phát ngôn viên của Novo Nordisk khẳng định công ty đang phối hợp điều tra cùng cơ quan chức năng, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng tự bảo vệ mình bằng cách chỉ mua thuốc từ nguồn uy tín và khi có chỉ định của chuyên gia y tế.

Không chỉ ở Anh, Văn phòng Liên bang về An toàn Chăm sóc sức khỏe của Áo (BASG) cũng ghi nhận nhiều người nhập viện sau khi sử dụng thuốc Ozempic bị nghi là giả. BASG cho biết các bệnh nhân đã bị hạ đường huyết, co giật và bị tác dụng phụ nghiêm trọng do sản phẩm có chứa insulin, thay vì thành phần hoạt chất semaglutide trong Ozempic.

Cũng trong tháng 10, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã cảnh báo bút tiêm Ozempic giả được bán tại nhiều nước thuộc liên minh EU. Chính quyền Đức đã phát hiện sản phẩm giả mạo có màu sắc khác, không có nhãn hiệu Ozempic.

Nhu cầu sử dụng thuốc Ozempic để giảm cân tăng vọt trên toàn cầu, bất chấp cảnh báo của các cơ quan y tế. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chỉ phê duyệt semaglutide để giảm cân với tên thương hiệu Wegovy. Ozempic chỉ được FDA chấp thuận để điều trị bệnh đái tháo đường.

Chạy theo trào lưu giảm cân bằng thuốc, nhiều người đã chuyển sang dùng Ozempic, dẫn đến nhiều người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thực sự không có thuốc để dùng. "Cơn sốt" này tạo ra cơ hội cho hàng giả tràn lan khắp châu Âu.

Ozempic và Wegovy có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn mửa, viêm tụy, bệnh túi mật, thậm chí tăng nguy cơ mắc ung thư. MHRA khuyến nghị người dân không tự ý mua thuốc giảm cân dạng bút tiêm trên mạng hoặc từ các nhà cung cấp không hợp pháp. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn