Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng
5 “thủ phạm” khiến hơi thở có mùi hôi
Hơi thở có mùi “tố cáo” gì về sức khỏe của bạn?
3 nguyên nhân khiến hơi thở có mùi vào buổi sáng
7 thực phẩm ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả
Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi
Tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi không chỉ là trở ngại trong giao tiếp mà còn báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân chính dẫn đến chứng hôi miệng là do các hợp chất sulfur dễ bay hơi tồn tại trong khoang miệng.
Thức ăn chứa đường, protein khi được tiêu thụ thường bám tại các vị trí như kẽ răng, bề mặt lưỡi… Nếu không được làm sạch kịp thời, chúng sẽ trở thành thức ăn cho các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng. Các vi khuẩn này sẽ tạo ra các hợp chất sulfur gây mùi, trực tiếp dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Người lười vệ sinh, chăm sóc răng miệng không chỉ dễ bị hôi miệng mà còn có nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… Khi đó, việc đánh răng hàng ngày chưa đủ để cải thiện tình trạng hôi miệng. Bạn cần thăm khám nha khoa kịp thời để điều trị tận gốc các vấn đề răng miệng trên.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa hôi miệng
Vệ sinh, làm sạch răng miệng là biện pháp cơ học để loại bỏ vi khuẩn cũng như thức ăn, mảng bám trong khoang miệng. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, để làm sạch kỹ càng khoang miệng, bạn cần thực hiện các bước sau:
Dùng chỉ nha khoa
Các bước dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trên răng
Bàn chải khó có thể len lỏi vào các kẽ răng, góc khuất trong khoang miệng – nơi thực phẩm dễ lắng đọng dễ dàng như chỉ nha khoa. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thêm bước sử dụng chỉ nha khoa vào quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Bằng cách này, fluoride trong kem đánh răng cũng dễ dàng len vào các kẽ răng để làm sạch. Bạn có thể dùng tăm, chỉ nha khoa 1 lần/ngày, chú ý thao tác cẩn thận để không làm tổn thương lợi.
Đánh răng đúng cách
Hàng ngày, bạn cần đánh răng kỹ càng ít nhất 2 lần, đặc biệt sau khi ăn thực phẩm dễ gây mùi hôi miệng như sữa, hành tỏi, đồ ngọt, nước có gas… Kem đánh răng của bạn nên chứa fluoride và tạo bọt ở mức vừa phải để không mài mòn men răng. Bàn chải đánh răng cần được thay mới 2-3 tháng/lần.
Vệ sinh lưỡi
Lưỡi thường là bộ phận bị bỏ quên trong quá trình vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, vi khuẩn và nấm candida có thể cư trú trên các tưa lưỡi, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng – nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Do đó, nếu phát hiện hơi thở có mùi, bạn cần cạo lưỡi hàng ngày với dụng cụ chuyên dụng. Chú ý thao tác nhẹ nhàng để không gây tổn thương, xước đỏ bề mặt lưỡi.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi trong khoang miệng
Bước cuối cùng trong chu trình vệ sinh răng miệng đúng cách là sử dụng nước súc miệng. Bạn cần súc miệng kỹ càng trong 30-60 giây và không uống nước trong vòng 30 phút sau khi súc miệng để duy trì hiệu quả của nước súc miệng.
Ngoài ra, để kiểm soát mùi hôi miệng, bạn nên kiêng thuốc lá. Sau khi ăn thực phẩm nặng mùi (hành, tỏi, cá…), hãy sử dụng kẹo cao su không đường hoặc nước súc miệng có mùi bạc hà để hơi thở thơm tho hơn.
Bình luận của bạn