- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đái tháo đường không kiểm soát có thể gây đau khớp và nhiều vấn đề xương khớp khác
Bị đái tháo đường, đang tiêm insulin, có dùng TPCN Hộ Tạng Đường được không?
Ngồi thiền có lợi gì cho người bệnh đái tháo đường?
Nghệ - loại thảo dược người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua
Người bệnh đái tháo đường có nên ngâm chân nước ấm không?
Theo bác sỹ Lakshmi V Reddy từ Bệnh viện Sparsh (Ấn Độ), bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều vấn đề trong hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và gân. Điều này có thể gây hạn chế cử động, cứng khớp, đau cơ, đau khớp và sưng khớp. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường cũng có thể bao gồm dị dạng, cảm giác tê bì, châm chích ở cánh tay hoặc chân.
Các dạng đau khớp thường gặp ở người bệnh đái tháo đường
Nhiều người bệnh đái tháo đường thường gặp các vấn đề bất thường ở ở bàn tay như hội chứng ống cổ tay; Hay có cảm giác đau, tê và ngứa ran ở bàn tay và cánh tay; Co thắt Dupuytren… do thay đổi trong các mach máu, dây thần kinh nhỏ. Dưới đây là một vài dạng đau khớp thường gặp ở người bệnh đái tháo đường:
Co thắt Dupuytren
Đây là một biến chứng trong đó một hoặc nhiều ngón tay bị uốn cong về phía lòng bàn tay. Tình trạng này là do sự dày lên, hình thành sẹo của các mô liên kết trong lòng bàn tay hoặc ngón tay. Co thắt Dupuytren khiến người bệnh không thể duỗi thẳng hoàn toàn một hoặc nhiều ngón tay. Các bác sỹ có thể tiêm thuốc cho bạn để giảm viêm trong những trường hợp này.
Co thắt Dupuytren có thể gây đau khớp cho người bệnh đái tháo đường
Hội chứng bàn tay đái tháo đường
Đây là một loại rối loạn khiến vùng da trên bàn tay dày lên, khiến người bệnh đái tháo đường khó thực hiện các cử động ngón tay.
Đau cứng khớp vai hay viêm quanh khớp vai thể đông cứng (frozen shoulder)
Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vai, gây đau vai và hạn chế phạm vi chuyển động. Thực hiện vật lý trị liệu tích cực từ sớm có thể giúp duy trì phạm vi chuyển động của khớp vai.
Bệnh khớp Charcot
Bệnh khớp Charcot còn được gọi là bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh. Đây là tình trạng xảy ra khi khớp bị thoái hóa do tổn thương thần kinh. Người bệnh đái tháo đường với biến chứng khớp Charcot có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở các khớp bị ảnh hưởng, chủ yếu là khớp bàn chân. Những vùng khớp này có thể trở nên đỏ, sưng hoặc biến dạng.
Bệnh khớp Charcot thường ảnh hưởng tới bàn chân của người bệnh đái tháo đường
Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ngoài ra, việc dùng các thiết bị hỗ trợ chỉnh hình, hạn chế các hoạt động nặng cũng có thể giúp kiểm soát biến chứng khớp Charcot.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp và đái tháo đường type 1 đều là những dạng bệnh tự miễn. Ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch tấn công các mô ở khớp, gây sưng, đau và biến dạng. Còn ở bệnh đái tháo đường type 1, hệ miễn dịch tấn công tuyến tụy và làm ngừng quá trình sản sinh insulin.
Đau và sưng là đặc điểm chính của viêm khớp dạng thấp. Hiện chưa có cách chữa trị hoàn toàn các dạng bệnh tự miễn, vì vậy việc điều trị chủ yếu dựa vào việc uống thuốc để giảm viêm, giảm đau.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp đặc trưng bởi tình trạng sụn khớp bị tổn thương. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể và có thể gây đau, sưng và cứng khớp, làm mất tính linh hoạt và khả năng cử động bình thường của khớp. Người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ viêm xương khớp cao, nguyên nhân là do thừa cân, béo phì.
Để khắc phục biến chứng này, người bệnh đái tháo đường được khuyên nên tập thể dục để duy trì cân nặng hợp lý, tập vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau và phẫu thuật (thay khớp gối hoặc khớp háng). Châm cứu và xoa bóp cũng có thể giúp giảm đau cho người bệnh đái tháo đường bị viêm xương khớp.
Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH)
Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát là một dạng viêm khớp, cứng gân và dây chằng, chủ yếu xảy ra quanh cột sống. Hội chứng này thường liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2. Các triệu chứng bao gồm đau, cứng hoặc giảm phạm vi chuyển động. Nếu tình trạng này ảnh hưởng đến cột sống, người bệnh có thể bị cứng lưng hoặc cổ. Các biện pháp điều trị bao gồm dùng thuốc giảm đau và trong một số ít trường hợp là phẫu thuật.
Làm sao giảm đau xương khớp ở người bệnh đái tháo đường?
Các biến chứng cơ xương khớp ở người bệnh đái tháo đường tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống. Chúng thường xảy ra ở những người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết kém trong một khoảng thời gian dài. Nhận biết sớm các biến chứng và kết hợp với việc quản lý tốt bệnh đái tháo đường có thể giúp giảm đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên để giảm cân, kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng và kiểm soát cơn đau, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Hiểu được các lợi ích mà Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược này với Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh) trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.
Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:
- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn