Dấu hiệu trẻ bị viêm cơ tim

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cơ tim rất mơ hồ (Ảnh minh hoạ)

Giành giật bệnh nhân viêm cơ tim nặng cùng "Thần Chết"

Lần đầu cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim thể "sét đánh"

BV Bạch Mai cứu sống bé 3 tháng tuổi bị viêm cơ tim

Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng , thật ra tỉ lệ mắc bệnh viêm cơ tim không được biết rõ do một số trường hợp viêm cơ tim mức độ nhẹ tự khỏi nên người bệnh và gia đình không nhận biết. Một số trường hợp không có triệu chứng trước đó nhưng sau đó lại diễn tiến bệnh rất nhanh chóng. 

Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh viêm cơ tim

Phụ huynh có con nhỏ nên cần cảnh giác khi trẻ có các dấu hiệu sau đây:

- Đối với trẻ lớn: Có triệu chứng hô hấp trước đó (sốt, ho, sổ mũi, khò khè), hoặc triệu chứng về  tiêu hoá (ói, tiêu chảy),..
- Đối với trẻ nhỏ: Có khi chỉ đơn thuần là quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém ,..

Đặc biệt, nếu phụ huynh thấy trẻ có các biểu hiện như: Tím, da tái, tay chân lạnh, thở mệt thì phải cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Vì vậy khi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện khác so với bình thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sỹ khám bệnh và  theo dõi.

Lý do khiến trẻ mắc bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là dạng bệnh lý viêm thành cơ tim do siêu si gây ra, hàng đầu là Enteroviruses, tiếp đến là Echoviruses, Adenoviruses, Herpes simplex, quai bị, sởi, Rubella,…

Điều trị viêm cơ tim

BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho biết, viêm cơ tim do siêu vi gây ra nên chỉ điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ và theo dõi các biến chứng đề điều trị kịp thời.

Một số trường hợp bệnh nhân có viêm cơ tim thoáng qua, không để lại di chứng. Nhưng một số trường hợp bệnh nhân vào viện với bệnh cảnh rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao và sẽ có thể có bệnh cơ tim giãn nở, suy tim  hoặc rối loạn nhịp về sau. Đây cũng chính là những biến chứng nặng nề cho trẻ vì nguy cơ điều trị thuốc lâu dài nhưng tiên lượng hồi phục không cao.

Vì vậy lời khuyên cho các phụ huynh là hãy theo dõi trẻ thật sát khi có những triệu chứng nêu trên để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được nhân viên y tế khám bệnh và theo dõi.

Đối với những trẻ ở tuổi đi học: Nên hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen rữa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp hay tiêu hoá nhằm tránh bị lây nhiễm siêu vi, đặc biệt là những siêu vi gây bệnh viêm cơ tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ