Các loại thuốc có thể làm gia tăng cholesterol trong máu

Nồng độ cholesterol trong máu có thể thay đổi do việc sử dụng một số loại thuốc điều trị (Ảnh minh họa)

Ăn hải sản có làm tăng cholesterol?

Bổ sung các dưỡng chất này sẽ giúp làm giảm cholesterol

5 điều có thể xảy ra nếu bạn không kiểm soát cholesterol

Cách giảm cholesterol đơn giản từ bột yến mạch và hạnh nhân

Thuốc Steroids: Loại thuốc này thường được bác sỹ kê đơn sử dụng cho bệnh nhân với tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng thuốc Steroids có liên quan đến nồng độ cholesterol khỏe mạnh của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng thuốc Steroid với bệnh suyễn, viêm khớp dạng thấp và rối loạn mô liên kết có thể làm tăng nồng độ cholesterol ở những người tham gia.

Thuốc tránh thai: Hormone progestin trong thuốc tránh thai có liên quan đến việc tăng nồng độ cholesterol "xấu" LDL và giảm nồng độ cholesterol "tốt" HDL. Các loại thuốc chứa hormone progestin khác, chẳng hạn như các loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ cũng đã được khẳng định có thể làm tăng cholesterol toàn phần, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.   

Thuốc Retinoids: Thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như mọc mụn trứng cá cũng có thể làm tăng mức cholesterol trong máu của bạn. Các nhà khoa học cho biết, những người sử dụng thường xuyên thuốc Retinoids nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ cholesterol trong cơ thể.

Thuốc chẹn Beta: Thuốc chẹn Beta được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, suy tim,... Nghiên cứu cho thấy, thuốc chẹn Beta có thể gây nên chứng tăng lipid thứ cấp (tăng lượng chất béo trong máu), tăng cholesterol ở một số người, đặc biệt là khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, thuốc chẹn Beta như Coreg (carvedilol) và Bystolic (nebivolol) ít có khả năng ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc kể trên và xét nghiệm cho thấy nồng độ cholesterol cao trong máu, các bác sỹ có thể thay đổi liều lượng thuốc hiện tại, kê đơn một loại thuốc có tác dụng điều trị tương tự, hướng dẫn bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng và kết hợp tham gia các bộ môn thể dục thể thao để cải thiện nồng độ cholesterol. Điều quan trọng, hãy chia sẻ với bác sỹ về tình trạng của bản thân để nhận được những tư vấn điều trị thích hợp nhất.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý Thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab giúp giảm cân, giảm cholesterol

Thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab là sự kết hợp của Sinetrol, L-carnitine fumarat và Coenzyme Q10 giúp hạ triglycerides máu, tăng cường chuyển hóa mỡ thừa tại các vùng bụng, đùi, eo, hông, từ đó hỗ trợ giảm cân và cải thiện số đo các vòng trong cơ thể mà không gây tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, sạm da... Không chỉ là sự lựa chọn cho vóc dáng đẹp, TPCN Slimzlab còn sử dụng được cho người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn nội tiết. Sản phẩm sử dụng được cho cả nam và nữ.
Để biết thêm thông tin chi tiết Sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch