- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Cholesterol cao là mối lo của nhiều người
Phương thuốc tự nhiên làm giảm cholesterol ngay tại nhà
Cách làm nước ép cần tây giúp giảm cholesterol hiệu quả
Không uống thuốc, chỉ chế độ ăn và tập luyện có kiểm soát được cholesterol cao?
Mức cholesterol như thế nào thì được coi là khỏe mạnh?
Tác hại khi bị cholesterol cao
Mất thị lực: Cholesterol cao có thể gây tích tụ các mảng xơ vữa trong mạch máu mắt và làm giảm lượng máu lưu thông tới mắt. Điều này có thể khiến người bệnh bị suy giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn. Do đó, điều quan trọng là giữ cholesterol của bạn trong tầm kiểm soát.
Cholesterol tích tụ ở mắt có thể khiến người bệnh bị suy giảm thị lực
Đột quỵ não: Cholesterol dư thừa tích tụ trong mạch máu não có thể gây ra mảng xơ vữa và làm giảm lưu lượng máu đến não, dẫn đến thiếu máu não, đột quỵ não. Sự hình thành các cục máu đông ở những mảng xơ vữa này rồi bong ra trôi theo mạch máu có thể đã đến nhồi máu não, đột quỵ xuất huyết não.
Suy thận: Cholesterol dư thừa trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến dòng máu mà còn cản trở chức năng của thận. Mảng xơ vữa do cholesterol gây ra làm tắc nghẽn các động mạch thận và làm giảm lượng máu tới thận. Điều này gây suy giảm chức năng thận, về lâu dài sẽ gây suy thận.
Nhồi máu cơ tim: Tăng cholesterol là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn của thành mạch máu, tạo nên những mảng xơ vữa làm hẹp mạch máu. Hẹp mạch máu gây ra tình trạng thiếu máu tới tim với đặc trưng là các cơn đau thắt ngực. Nặng hơn, các mảng xơ vữa này có thể bị bong ra và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể ngăn hoàn toàn dòng máu tới tim và gây nhồi máu cơ tim.
Cholesterol cao tạo nên mảng xơ vữa làm tắc lòng mạch gây nhồi máu cơ tim
Đau ở chân: Cholesterol cao là nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch ở chân và làm cản trở lượng máu lưu thông đến chân. Khi bị xơ vữa động mạch ở chân, người bệnh thường bị đau nhức chân. Nếu bạn bị đau ở chân và có tiền sử bị cholesterol cao thì nên thăm khám bác sỹ để được điều trị kịp thời.
Kiểm soát cholesterol như thế nào?
Kiểm soát cholesterol là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiều bệnh.
- Thêm rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày: Bạn nên thêm rau và trái cây vào bữa ăn của mình. Các loại rau, củ, quả rất có lợi trong việc kiểm soát lượng cholesterol xấu. Chất chống oxy hóa cùng chất xơ trong rau, quả giúp ổn định huyết áp và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Khẩu phần ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu
- Bổ sung omega -3: Acid béo omega -3 giúp cơ thể giảm lượng triglyceride (một loại chất béo trong máu), đồng thời cũng làm hạ cholesterol, làm chậm sự phát triển của các mảng bám ở thành động mạch
- Tập luyện điều độ: 30 phút vận động mỗi ngày giúp giảm cholesterol HDL xấu, tăng cholesterol HDL tốt và giảm khả năng tắc động mạch. Bạn nên chọn những môn thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, tập eorobic, yoga...
Thực tế, 80% lượng cholesterol trong cơ thể được tổng hợp tại gan và một lượng rất nhỏ được hấp thu từ chế độ ăn uống hàng ngày, do vậy để kiểm soát cholsterol hiệu quả, đặc biệt là đối với những người có mỡ máu cao thì một lối sống lành mạnh là chưa đủ.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hoạt chất Berberin từ cây Hoàng bá và hoạt chất Naringenin từ cây Bồ hoàng trong việc kiểm soát cholesterl của cơ thể. 2 hoạt chất sinh học này có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol tại gan, làm giảm nồng độ cholesterol xấu và giảm sự lắng đọng cholesterol trong lòng động mạch. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa 2 hoạt chất trên để giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Thùy Trang (Theo TheHealthsite)
Bình luận của bạn